Socola là 1 loại thực phẩm yêu thích của nhiều người bởi vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ tổng thể. Socola thường bao gồm loại đen (đắng) và trắng (sữa), có hàm lượng cũng như giá trị dinh dưỡng khác nhau. Để biết ăn socola có tốt không và nên lựa chọn loại nào? Bạn hãy theo dõi bài viết này.
1. Ăn socola có tốt không?
Socola là 1 loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, chúng không chỉ thơm ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy ăn socola có tác dụng gì? Theo đó, socola, đặc biệt là socola đắng có chứa nhiều chất chống oxy hóa nhưng ít chất béo, vì thế rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Chỉ cần tiêu thụ 1 lượng nhỏ socola cũng giúp bạn cảm thấy hưng phấn cũng như tràn đầy năng lượng. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà socola mang lại:
- Ăn socola giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Socola có khả năng làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, hàm lượng flavonoid trong socola có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm các tổn thương tế bào liên quan đến bệnh tim, huyết áp và cải thiện các chức năng mạch máu.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo các nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ socola có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ. Tuy nhiên, cần nhiều cuộc nghiên cứu hơn nữa để chứng minh được tác dụng có lợi này của socola.
- Socola giúp cải thiện tâm trạng
Trong socola có chứa axit amin tryptophan, thúc đẩy cơ thể sản xuất ra chất chống trầm cảm serotonin trong não. Chỉ cần tiêu thụ 1 lượng vừa đủ socola thì có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và trở nên phấn chấn cũng như vui vẻ hơn.
- Giúp làm giảm mức cholesterol trong máu
Việc tiêu thụ socola có thể giúp bạn làm giảm đáng kể được nồng độ cholesterol xấu LDL trong máu.
- Ăn socola giúp cải thiện trí nhớ
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng, chỉ cần uống 2 ly socola nóng vào mỗi ngày thì có thể giúp cho não bộ của bạn luôn minh mẫn, khỏe mạnh và làm giảm các yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ ở những người cao tuổi.
Ngoài ra, chiết xuất lavado từ thành phần ca cao trong socola có tác dụng làm giảm những tổn thương thần kinh đối với những người mắc bệnh Alzheimer, đồng thời góp phần ngăn ngừa chứng hay quên do lão hoá ở người lớn tuổi.
- Giúp làm dịu cơn ho
Trong socola có chứa chất theobromine, giúp ngăn chặn các cơn ho bằng cách tác động lên dây thần kinh truyền tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương lên não, hay còn được gọi là dây thần kinh phế vị.
2. Ăn socola đắng có tác dụng gì?
Trong socola đắng thường chứa hơn 70% cacao, do đó chúng rất giàu flavonoid, giúp ngăn ngừa các yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cũng như ung thư.
Đặc biệt, ăn socola đắng còn giúp kích thích các vi sinh vật có lợi ở đường ruột, tạo thành hợp chất chống viêm, tốt cho sức khỏe tim mạch và xương khớp.
Trắc nghiệm: Muối trong thực phẩm, natri, huyết áp và sức khỏe của bạn
Muối, natri là chất khoáng cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động ổn định. Tuy nhiên, chế độ ăn thừa muối có nguy cơ cao dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu hơn về những ảnh hưởng của các khoáng chất này tới huyết áp và sức khỏe bạn thế nào nhé.
Nguồn tham khảo: webmd.com
3. Lưu ý khi ăn socola
Hiện nay, nhiều người lựa chọn tiêu thụ socola sữa thay vì socola đắng bởi hương vị ngọt ngào và thơm ngon mà chúng mang lại. Tuy nhiên, loại socola này thường có hàm lượng đường, chất béo, calo tương đối cao, góp phần làm tăng cân, huyết áp cao, bệnh tim và tiểu đường. Vì vậy, những người đang thực hiện kế hoạch giảm cân hoặc muốn duy trì cân nặng khỏe mạnh thì nên hạn chế tiêu thụ socola sữa. Thậm chí, trẻ em ăn quá nhiều socola sữa có thể dẫn đến tình trạng sâu răng.
Tóm lại, bạn nên lựa chọn các loại socola đen có vị đắng và tiêu thụ chúng ở mức vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn yêu thích hương vị socola, bạn có thể thêm 1 chút cacao nguyên chất vào sữa ít béo hoặc yến mạch cho bữa sáng hàng ngày.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org