Sơ đồ vị giác trên lưỡi có nguồn gốc từ một bài báo của Edwin G. Boring - nhà tâm lý học Harvard, với bản dịch năm 1901 trên một tờ báo tiếng Đức. Sơ đồ vị giác của lưỡi là một sơ đồ được vẽ trên lưỡi, trong sơ đồ đó, mỗi phần của lưỡi sẽ tương ứng với một vị cơ bản. Sau đây, hãy tìm hiểu về sơ đồ này.
1. Sơ đồ vị giác cổ điển
Sơ đồ vị giác của lưỡi cổ điển trình bày vị trí của lưỡi và vị giác tương ứng:
- Phần cuống lưỡi: vị đắng
- Phần hai rìa lưỡi ở phía cuống lưỡi: nhận cảm vị chua
- Phần hai rìa lưỡi ở phía đầu lưỡi: vị mặn
- Phần đầu lưỡi: vị ngọt
Theo sơ đồ vị giác này, được chia thành 4 vùng vị giác theo mức độ nhạy cảm mặt lưỡi: Hướng từ trước ra sau, đầu lưỡi là vùng nhận cảm vị ngọt, tiếp theo hai bên lưỡi là vùng nhận vị mặn, rồi tới vùng nhận vị chua cũng ở hai bên lưỡi, cuối cùng nhận cảm vị đắng ở cuối lưỡi sát chữ V.
Cảm giác nhận được các vị khác nhau là do tiếp nhận của những dây thần kinh vị giác phân bố trên bề mặt lưỡi ( vị giác trường ). Lưỡi có thể cảm nhận được 4 vị cơ bản theo độ nhạy cảm tăng dần là đắng, chua, ngọt, mặn. Muốn có được cảm giác vị giác thì các thức ăn chúng ta ăn gọi chung là vật nếm phải được hòa tan ở nồng độ ngưỡng chất nhất định trở lên, lưỡi miệng khô cũng là nguyên nhân làm giảm cảm giác vị giác. Bên cạnh đó, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến cảm giác vị giác, nhiệt độ khoảng 30-40oC là khoảng nhiệt tối thuận cho nhận cảm vị giác.
2. Biến thể của sơ đồ vị giác
Sơ đồ vị giác trên lưỡi có một biến thể sau, đó là:
- Phần cuống lưỡi: vị đắng
- Phần hai rìa lưỡi: vị chua
- Phần đầu lưỡi: vị ngọt và vị mặn
- 12 gai hình đài trên bề mặt lưỡi: cảm nhận cả bốn vị cơ bản đắng, chua, mặn, ngọt
Sơ đồ vị giác của lưỡi là một sơ đồ được vẽ trên lưỡi, trong sơ đồ đó, mỗi phần của lưỡi sẽ tương ứng với một vị cơ bản.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: