Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật gây nghẹt thở

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Ngạt thở do hóc dị vật hoặc do sặc thức ăn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Các biện pháp sơ cứu ngay sau khi trẻ bị hóc dị vật gây nghẹt thở là điều vô cùng quan trọng, điều này giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

1. Ngạt thở do hóc dị vật là gì?

Ngạt thở do hóc dị vật có thể là một trường hợp khẩn cấp đi dọa tính mạng trẻ em cũng như người lớn. Một vật thể rắn hoặc bán rắn rơi vào đường thở, nằm trong thanh quan hoặc khí quản khiến cho bệnh nhân bị ngạt thở.

Nếu dị vật đủ lớn gây tắc nghẽn hầu như toàn bộ đường thở, tình trạng ngạt thở có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong. Nếu dị vật tắc nghẽn ở vị trí thấp hơn, hoặc dị vật đã đi qua carina (điểm khí quản phân đôi thành hai phế quản gốc gồm phế quản phải và phế quản trái) thì các triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị hóc dị vật gây ngạt thở. Nguyên nhân là do các bé rất tò mò, trong khi khám phá thế giới xung quanh, trẻ thường bỏ tất cả mọi thứ trẻ cầm được vào trong miệng.

Trẻ nhỏ chưa có răng hàm nên không thể nhai và nghiền nát hoàn toàn các loại thức ăn cứng như bánh quy, kẹo cứng,... Đồng thời, việc nhai và nuốt của trẻ cũng chưa thuần thục. Do đó trẻ có thể bị hóc gây ngạt thở. Trong khi đó các trẻ lớn hơn lại hay chạy nhảy, cười đùa khi đang ăn, nên vẫn có nguy cơ bị hóc do thức ăn.

Ngoài thức ăn, còn có nhiều loại dị vật khác nhau có thể khiến trẻ bị hóc gây ngạt thở, bao gồm:

  • Các loại hạt
  • Quả, hạt quả
  • Mảnh xương
  • Móng tay
  • Đồ chơi nhỏ
  • Đồng xu
  • Ghim
  • Cúc quần áo
  • Mảnh vỡ của dụng cụ y tế và thiết bị nha khoa
  • ....

Ngạt thở do hóc dị vật có thể là một trường hợp khẩn cấp đi dọa tính mạng trẻ em cũng như người lớn
Ngạt thở do hóc dị vật có thể là một trường hợp khẩn cấp đi dọa tính mạng trẻ em cũng như người lớn

2. Bé bị hóc dị vật gây ngạt thở có biểu hiện như thế nào?

Trong số các trường hợp trẻ bị hóc dị vật, thì có đến một phần ba các bậc phụ huynh không biết về tình trạng đó hoặc không nhớ đến sự việc xảy ra hơn một tuần trước khi phát hiện ra. Có tới 25% trường hợp, trẻ bị dị vật đường thở hơn một tháng mới phát hiện.

Thông thường, khi bị hóc dị vật gây ngạt thở, trẻ sẽ xuất hiện một cơn ho đột ngột hoặc bị sặc trong khi ăn, kèm theo đó là thở khò khè, ho hoặc nói lắp. Những trường hợp dị vật gây tắc toàn bộ hoặc gần toàn bộ đường thở có thể dẫn đến tử vong hoặc tổn thương não do thiếu oxy.

Có những trường hợp mà người lớn không chứng kiến hoặc không biết trẻ đã cho gì vào miệng, mũi do đó không nghĩ tới việc trẻ bị ngạt thở do hóc dị vật.

Trong trường hợp này, trẻ có thể có biểu hiện ho dai dẳng hoặc mặt tái nhợt, thở khò khè. Trẻ có thể bị viêm phổi dai dẳng hoặc tái phát, áp xe phổi, giãn phế quản khu trú hoặc ho ra máu.

Nếu dị vật nằm ở dưới nắp thanh môn, trẻ sẽ có các biểu hiện như thở rít tái phát hoặc dai dẳng, kèm theo những thay đổi về giọng nói.

3. Cần làm gì khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật?

Nếu con bạn nuốt phải thứ gì đó không sắc nhọn hoặc không có khả năng nguy hiểm, và dường như nó không bị mắc kẹt trong cổ họng của bé, rất có thể thứ đó đã đi xuống theo đường tiêu hóa. Có khả năng trẻ sẽ đào thải vật đó qua phân.

Trong khi chờ đợi điều đó xảy ra, bạn cần theo dõi trẻ và gọi điện cho bác sĩ ngay nếu bé có các biểu hiện như:

  • Nôn mửa
  • Chảy nước dãi
  • Thở bất thường
  • Sốt
  • Đau ngực, cổ họng, miệng, bụng.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn không thấy dị vật trong phân của bé trong vài ngày tới. Cách tốt nhất để kiểm tra đó là cho phân của bé vào một cái rây lọc, sau đó đổ nước nóng lên trên.

Nếu bạn cho rằng con mình đã nuốt phải thứ gì đó sắc nhọn như tăm, kim hoặc thứ nguy hiểm như cục pin nhỏ hoặc nam châm, bạn cần đưa bé đến phòng khám cấp cứu hoặc gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức, ngay cả khi bạn cảm thấy trẻ có vẻ ổn.

Những thứ này có thể cần được loại bỏ càng sớm càng tốt. Bởi chúng có thể làm thủng thực quản, dạ dày hoặc ruột của trẻ, hoặc tạo ra một dòng điện nhỏ trong cơ thể. Một cục nam châm nhỏ sẽ đi qua đường ống tiêu hóa, nhưng nếu có hai hoặc nhiều cục nam châm có thể khiến các phần khác nhau của ruột dính từ tính với nhau, dẫn đến xoắn, tắc nghẽn hoặc gây thủng ruột.


Nếu con bạn nuốt phải thứ gì đó không sắc nhọn hoặc không có khả năng nguy hiểm, và dường như nó không bị mắc kẹt trong cổ họng của bé, rất có thể thứ đó đã đi xuống theo đường tiêu hóa
Nếu con bạn nuốt phải thứ gì đó không sắc nhọn hoặc không có khả năng nguy hiểm, và dường như nó không bị mắc kẹt trong cổ họng của bé, rất có thể thứ đó đã đi xuống theo đường tiêu hóa

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu bé bị hóc dị vật gây ngạt thở?

Nếu con bạn bị ngạt thở và bất tỉnh hoặc không thở được: Bạn cần bảo ai đó gọi điện cấp cứu và tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi có sự trợ giúp. Nếu bạn ở một mình với bé, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo trong vòng hai phút và sau đó gọi cấp cứu.

Nếu trẻ bị hóc dị vật nhưng vẫn thở, bạn hãy để trẻ ho ra dị vật nếu có thể. Nếu trẻ không tự ho ra được, bạn hãy gọi điện thoại cấp cứu và cố gắng đánh bật dị vật ra ngoài bằng động tác vỗ lưng và ấn ngực.

4.1 Vỗ lưng

Nếu trẻ còn tỉnh nhưng không thể ho, khóc hoặc thở và bạn tin rằng có vật gì đó bị mắc kẹt trong đường thở của trẻ, hãy cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên một cảnh tay, dung tay đó ôm lấy gáy của bé. Sau đó đặt bàn tay còn lại và cẳng tay lên phía trước của bé.

Tiếp theo dùng ngón cái và các ngón tay để giữ hàm của bé và lật bé nằm úp xuống dọc theo cẳng tay của bạn. Hạ cánh tay của bạn xuống đùi, để đầu của bé thấp hơn ngực của bé.

Sử dụng bàn tay của bạn thực hiện năm cú vỗ lưng một cách dứt khoát vào giữa hai bả vai của bé để cố gắng đánh bật dị vật ra. Trong quá trình vỗ, cần giữ đầu và cổ của bé bằng cách giữ chắc hàm của bé nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn.

Nếu dị vật vẫn chưa được tống ra ngoài, hãy đặt bàn tay còn lại của bạn lên phía sau đầu của trẻ với cánh tay của bạn đặt dọc theo cột sống của bé. Cẩn thận lật người bé trong khi giữ bàn tay và cẳng tay còn lại của bạn ở phía trước bé.


Nếu trẻ không tự ho ra được, bạn hãy gọi điện thoại cấp cứu và cố gắng đánh bật dị vật ra ngoài bằng động tác vỗ lưng và ấn ngực
Nếu trẻ không tự ho ra được, bạn hãy gọi điện thoại cấp cứu và cố gắng đánh bật dị vật ra ngoài bằng động tác vỗ lưng và ấn ngực

4.2 Đẩy ngực

Sau khi lật bé nằm ngửa, bạn dùng ngón cái và các ngón tay để giữ hàm của bé, trong khi kẹp bé giữa hai cẳng tay của bạn để đỡ phần đầu và cổ. Hạ cánh tay đang đỡ lưng của trẻ lên đùi của bạn, vẫn giữ đầu trẻ thấp hơn phần còn lại của cơ thể.

Đặt hai hoặc ba ngón tay vào giữa ngực bé, ngay bên dưới đường nối giữa hai núm vú của bé. Để thực hiện động tác đẩy ngực, bạn cần đẩy thẳng ngực xuống khoảng 1/2 inch. Sau đó để lồng ngực trở lại vị trí bình thường.

Thực hiện 5 lần đẩy ngực như vậy, giữ các ngón tay của bạn tiếp xúc với xương ức của bé. Các động tác đẩy ngực cần phải thực hiện êm ái, không bị giật.

Tiếp tục làm xen kẽ năm lần vỗ lưng và năm lần đẩy ngực cho đến khi dị vật bị đẩy ra ngoài hoặc trẻ bắt đầu ho nhiều, khóc, thở hoặc không phản ứng. Nếu trẻ đang ho, hãy để trẻ cố gắng khạc ra dị vật.

Nếu trẻ không phản ứng và bị bất tỉnh, hãy đặt bé xuống đất hoặc một mặt phẳng và bắt đầu hô hấp nhân tạo cho trẻ.

5. Bác sĩ sẽ làm gì khi trẻ bị hóc dị vật gây ngạt thở?

Bác sĩ làm gì còn phải phụ thuộc vào thứ mà con bạn nuốt phải, nó có bị mắc kẹt hay không và nó đang ở đâu. Bác sĩ có thể yêu cầu cho bé chụp X-quang để xác định chính xác vị trí của dị vật.

  • Nếu bác sĩ cho rằng dị vật sẽ tự di chuyển qua hệ thống tiêu hóa của con bạn một cách an toàn, bạn có thể được yêu cầu theo dõi con bạn và việc đi đại tiện của trẻ trong vài ngày. Để theo dõi sự di chuyển của dị vật, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh bổ sung như chụp CT.
  • Nếu dị vật nằm trong đường thở của con bạn, hoặc mắc kẹt trong thực quản, dạ dày hoặc nó là vật sắc nhọn hay nguy hiểm, bác sĩ sẽ loại bỏ nó.

Các cách để bác sĩ loại bỏ một dị vật gồm có:

  • Ống nội soi đường tiêu hóa: Là một dụng cụ dài, mỏng, có đèn chiếu sáng được sử dụng để loại bỏ các dị vật trong thực quản hoặc dạ dày.
  • Nội soi phế quản: Sử dụng ống nội soi tương tự như ông nội đường tiêu hóa, được sử dụng nếu dị vật nằm trong đường thở.
  • Phẫu thuật: Đôi khi cần phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật bé nuốt phải.

Bác sĩ làm gì còn phải phụ thuộc vào thứ mà con bạn nuốt phải, nó có bị mắc kẹt hay không và nó đang ở đâu
Bác sĩ làm gì còn phải phụ thuộc vào thứ mà con bạn nuốt phải, nó có bị mắc kẹt hay không và nó đang ở đâu

6. Các biện pháp phòng ngừa trẻ khỏi bị hóc do dị vật gây ngạt thở

  • Bất kỳ vật thể nào nhỏ hơn 1/4 inch hoặc dài hơn 1/4 inch đều có nguy cơ trở thành dị vật gây nghẹt thở. Bạn có thể mua một dụng cụ kiểm tra vật thể nhỏ để đánh giá mức độ an toàn của vật thể.
  • Thường xuyên để trẻ trong tầm mắt của bạn và kiểm tra mọi bề mặt trong tầm tay của bé, xem có vật nào bé có thể tìm thấy và cho vào miệng hay không.
  • Không đặt nam châm trên tủ lạnh hoặc dùng kẹp để dán giấy tờ.
  • Cảnh giác xung quanh khu vực bàn thay đồ cho trẻ và cũi.
  • Không bao giờ cho trẻ chơi bóng cao su mà không có người giám sát. Bóng bay cũng là một nguy cơ phổ biến gây ngạt thở.
  • Đảm bảo rằng con bạn chỉ chơi với đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé. Có nhiều đồ chơi an toàn cho trẻ từ 3 tuổi trở lên vì chúng có các bộ phận nhỏ, có thể bị bung ra và trở thành nguy cơ gây ngạt thở.
  • Tham gia các khóa đào tạo về hô hấp nhân tạo và đảm bảo rằng tất cả những người trông trẻ và người chăm sóc trẻ hàng ngày đều được đào tạo về kỹ thuật này.

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có dấu hiện tím tái, khó thở, hoặc nuốt các dị vật sắc nhọn, không rõ loại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe