Sơ cấp cứu cho người bị sốc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong Hồi sức cấp cứu.

Có nhiều trạng thái sốc khác nhau, trong đó sốc tuần hoàn (gọi tắc là sốc) là bệnh lý do vận chuyển máu không cung cấp đủ cho các tế bào. Việc tiến hành các bước sơ cứu người bị sốc nhằm ngăn ngừa mất máu và giữ thân nhiệt cho nạn nhân là điều rất cần thiết.

1. Nguyên nhân cơ thể bị sốc

Sốc là một tình trạng nguy kịch khi dòng máu đột ngột ngừng chảy qua cơ thể khiến các cơ quan không nhận đủ máu và oxy. Một cú sốc bệnh lý (khác với trạng thái cảm xúc sốc) có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn của cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu động mạch hoặc ngừng tim và ngừng thở. Một số nguyên nhân có thể gây sốc bao gồm:

Nếu không được điều trị, tình trạng thiếu máu và oxy do sốc có nguy cơ dẫn đến tổn thương nội tạng vĩnh viễn, hội chứng suy đa phủ tạng hoặc thậm chí là gây tử vong.

2. Biểu hiện của sốc

Nhận dạng các biểu hiện của sốc càng sớm thì hiệu quả sơ cứu người bị sốc sẽ càng cao. Những dấu hiệu sốc có thể nằm trong một khoảng rất rộng, từ giai đoạn đầu hình thành, lên đến cao trào và chuyển sang giai đoạn cuối. Mặc dù triệu chứng sốc ở mỗi người có thể khác nhau, tỉnh táo hoặc mất ý thức tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên chủ yếu là:

  • Da lạnh, ẩm và nhợt nhạt;
  • Môi hoặc móng tay tái xanh (nếu bệnh nhân có da sẫm màu thì các khu vực này chuyển sang xám);
  • Mạch đập nhanh và yếu, huyết áp dưới mức trung bình;
  • Tăng thông khí, thở nhanh sâu hoặc thở chậm nông, hổn hển;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Đồng tử giãn rộng, ánh mắt thất thần, nhìn sững;
  • Cơ thể yếu và mệt mỏi;
  • Cảm thấy chóng mặt, đôi khi ngất xỉu;
  • Thay đổi về mặt tinh thần hoặc hành vi, chẳng hạn như lú lẫn, lo lắng hoặc kích động, bứt rứt và lo lắng.

Thông thường khi bước vào giai đoạn cuối cao trào, nạn nhân sẽ bất tỉnh, không bắt được mạch, có dấu hiệu suy sụp nhiều cơ quan và thậm chí là ngưng tim.


Buồn nôn hoặc ói mửa là biểu hiện của sốc
Buồn nôn hoặc ói mửa là biểu hiện của sốc

3. Cách sơ cứu người bị sốc

Nếu phát hiện một người có các dấu hiệu bị sốc, cần gọi ngay số khẩn cấp của cơ sở y tế. Sau đó, lập tức thực hiện các bước sơ cứu người bị sốc như sau:

  • Đặt bệnh nhân nằm xuống và nâng cao chân lên khoảng 15 - 30cm khỏi mặt sàn. Tuy nhiên nếu tư thế này có thể gây đau hoặc tổn thương thêm cho người bị sốc thì nên linh hoạt để nằm thẳng chân.
  • Giữ người bệnh nằm yên và hạn chế di chuyển ngoại trừ trường hợp cần thiết.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo và nhồi tim nếu người bệnh không có dấu hiệu của sự sống, chẳng hạn như mạch không đập, không thở, ho hoặc cử động lồng ngực.
  • Nới lỏng thắt lưng và quần áo chật để nạn nhân thoải mái. Đắp chăn giữ ấm cho bệnh nhân để tránh nhiễm lạnh nếu cần.
  • Không được cho người bị sốc ăn hay uống bất cứ thứ gì, ngay cả khi người bệnh khát nước.
  • Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn mửa hoặc bắt đầu chảy máu từ miệng, cần xoay người nằm nghiêng sang một bên để tránh nghẹn, hít sặc chất ói và máu. Cần lưu ý không thực hiện thao tác này khi có nghi ngờ nạn nhân cũng đang gặp chấn thương cột sống.
  • Sơ cứu các tổn thương khác nếu có, ví dụ như cầm máu hay cố định xương gãy.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec xây dựng Chương trình cấp cứu ngoại viện
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec xây dựng Chương trình cấp cứu ngoại viện

Trong trường hợp nạn nhân nhưng vẫn còn ý thức, nên tìm cách trấn an và tranh thủ đưa đến cơ sở y tế gần nhất sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu người bị sốc. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền dịch và kiểm tra tổng quát tình trạng bệnh nhân, đồng thời xác định nguyên nhân gây sốc tiềm tàng nhằm đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Để rút ngắn thời gian tiếp cận người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã xây dựng Chương trình cấp cứu ngoại viện bài bản. Các xe cấp cứu chuyên dụng được trang bị hiện đại với hệ thống máy thở chuyên nghiệp, máy monitor theo dõi liên tục các chỉ số sinh tồn, máy sốc điện tự động, băng ca chuyên dụng cấp cứu thông thường và đa chấn thương... Với các thiết bị chuyên dụng này, thời gian chuẩn bị sẵn sàng rút ngắn tối đa, Bệnh viện có thể phản ứng, xuất xe ngay lập tức khi có yêu cầu rút ngắn thời gian tiếp cận bệnh nhân.

Đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế được đầu tư toàn diện và bài bản về sơ cấp cứu, cấp cứu nâng cao, có thể đáp ứng trong mọi tình huống xảy ra. Ngoài ra, hỗ trợ đắc lực cho khoa Cấp cứu là đội ngũ thư ký chuyên môn phiên dịch viên tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Malaysia có kinh nghiệm dịch thuật trong lĩnh vực y tế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe