Sai lầm phổ biến về ống hít hen suyễn

Thuốc hít hen phế suyễn là một loại thuốc quan trọng trong điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc xịt hen suyễn khác nhau sẽ được dùng theo các cách thức khác nhau, với các mục đích khác nhau. Theo đó, bệnh nhân cần nắm rõ hướng dẫn của bác sĩ để tránh các sai lầm phổ biến về ống hít hen suyễn.

1. Quên lắc ống hít hen suyễn

Ống hít hen suyễn bao gồm thuốc điều trị và “chất đẩy” giúp đẩy thuốc vào trong phổi. Động tác lắc ống hít hen suyễn giúp trộn các thành phần lại sao cho liều lượng của mỗi loại phù hợp trước khi xịt vào phổi. Nếu không lắc, người bệnh có thể nhận được quá nhiều “thứ này” và quá ít “thứ kia”. Do đó, hãy lắc ống hít với lực vừa phải từ 10 đến 15 lần trước khi sử dụng.

2. Vị trí ống thuốc hít hen suyễn đúng

Khi phần miệng của ống hít hen suyễn hướng lên trên vòm miệng hoặc hướng xuống lưỡi, người bệnh có thể không nhận được đủ lượng thuốc vào phổi để phát huy tác dụng nhất. Tư thế xịt thuốc đúng nhất là hướng ống thuốc hít hen suyễn vào phía sau cổ họng để thuốc thuận lợi đi vào đường thở.

3. Hít thở quá muộn hoặc quá sớm

Các loại thuốc xịt hen suyễn thường giải phóng một liều thuốc trong vòng chưa đầy nửa giây. Nếu người bệnh hít vào quá chậm, lượng thuốc này có thể dính vào miệng và cổ họng thay vì đi xuống phổi. Và nếu hít đầy không khí vào phổi trước khi ấn nút của ống hít sẽ không có chỗ cho thuốc vào đó và phát huy tác dụng. Biện pháp khắc phục tốt nhất là sử dụng thêm một miếng đệm trên ống hít hen suyễn, dụng cụ này chứa đủ một liều để bệnh nhân có thể hít vào khi đã thực sự sẵn sàng.


Lắc ống hít hen suyễn giúp trộn các thành phần lại sao cho liều lượng của mỗi loại phù hợp trước khi xịt vào phổi
Lắc ống hít hen suyễn giúp trộn các thành phần lại sao cho liều lượng của mỗi loại phù hợp trước khi xịt vào phổi

4. Ngậm không chặt

Nếu môi của bệnh nhân ngậm ống hít hen suyễn một cách lỏng lẻo sẽ dẫn đến tình trạng thoát không khí ra ngoài khi hít thuốc, điều này có để làm thất thoát thuốc. Thay vào đó, người bệnh cần đảm bảo rằng môi luôn tạo thành một vòng kín xung quanh phần đặt miệng của ống hít hen suyễn.

5. Cúi người

Phổi của bệnh nhân không thể hấp thụ nhiều không khí hoặc khó đẩy không khí ra ngoài (thở ra) khi người bệnh cúi người, đặc biệt là khi bệnh nhân vừa ngồi vừa cúi. Ở tư thế này bệnh nhân không hít được nhiều thuốc hoặc không làm sạch phổi đủ trước và sau khi sử dụng ống hít hen suyễn. Thay vào đó, bệnh nhân nên ngồi thẳng hoặc tốt hơn hết nên đứng lên khi đang sử dụng các loại thuốc xịt hen suyễn.

6. Sử dụng ống hít rỗng (đã hết thuốc)

Điều này xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân hen suyễn, vì một số chất đẩy vẫn còn trong bình chứa sau khi đã hết thuốc, bệnh nhân có thể không biết mình đang hít phải chất gì. Một số ống hít có bộ đếm liều để theo dõi lượng liều còn lại. Nếu không có, hãy hỏi dược sĩ xem có bao nhiêu liều trong hộp và ghi lại ngày bắt đầu và sau mỗi lần sử dụng thuốc.

7. Vội vàng dùng liều thuốc tiếp theo

Nếu bệnh nhân được chỉ định dùng thêm 1 liều thuốc nữa, nếu người bệnh dùng ngay lập tức chỉ vài giây sau liều đầu tiên, thuốc và chất đẩy có thể không có đủ thời gian để trộn lại với nhau theo đúng tỉ lệ thích hợp. Vì thế thuốc sẽ không có thời gian để phát huy hết tác dụng, dẫn đến liều thuốc tiếp theo không đạt hiệu quả như mong muốn. Thay vào đó bệnh nhân nên chờ khoảng 1 phút giữa các lần dùng thuốc.

8. Quên phun thuốc vào không khí

Nếu không phun bỏ liều thuốc đầu tiên vào không khí (với một ống hít hen suyễn mới) bệnh nhân có thể nhận một hỗn hợp chất đẩy và thuốc không tối ưu. Vì vậy ở liều thuốc đầu tiên, bệnh nhân nên thực hiện động tác lắc khoảng 4 lần với thời gian lắc 5 giây rồi phun bỏ liều thuốc, làm lại động tác này để kiểm tra ống hít còn hoạt động hay không nếu bạn làm rơi thuốc hoặc khi không sử dụng thuốc trong 2 tuần hoặc lâu hơn.


Không thở ra trước khi dùng thuốc là sai lầm khi dùng ống hít hen suyễn
Không thở ra trước khi dùng thuốc là sai lầm khi dùng ống hít hen suyễn

9. Không thở ra trước khi dùng thuốc

Không khí luôn luôn chiếm chỗ trong phổi của bệnh nhân, vì vậy nếu phổi của bệnh nhân không rỗng hết mức có thể trước khi sử dụng ống hít hen suyễn, bệnh nhân có thể không hấp thụ được nhiều thuốc vào bên trong phổi. Do đó nên thở ra càng nhiều càng tốt ngay trước khi hít vào một liều thuốc để thuốc có thể đi sâu vào các đường dẫn khí nhỏ bên trong phổi.

10. Quên kiểm tra vật lạ

Các vật lạ như hạt bụi, bẩn mắc vào lỗ mở ống hít có thể bắn vào phổi nếu không loại bỏ nó ra ngoài. Vì vậy hãy quan sát bên trong phần mở của ống thuốc trước mỗi lần sử dụng. Đặt nắp qua ống ngậm khi không sử dụng để giúp giữ cho ống thuốc không bị rơi ra ngoài.

11. Thở ra quá nhanh

Thuốc trong ống hít hen suyễn của bệnh nhân sẽ không có nhiều thời gian để thực hiện công việc của nó và có thể không hoạt động tốt nếu bệnh nhân thở ra ngay sau khi sử dụng. Vì vậy để có được hiệu quả đầy đủ, hãy nín thở khoảng 10 giây sau khi hít một liều thuốc.

12. Bỏ qua hướng dẫn sử dụng

Một số ống hít được sử dụng hàng ngày, trong khi những loại khác chỉ được sử dụng khi cần. Các loại thuốc xịt hen suyễn này có kiểu khác nhau, vì vậy thuốc sẽ phát huy hiện quả tốt khi áp dụng đúng các kỹ thuật hoặc kiểu thở khác nhau. Đảm bảo bệnh nhân hoặc người nhà, người chăm sóc đọc tất cả các hướng dẫn dùng thuốc và nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về cách sử dụng ống hít hen suyễn đúng cách.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe