Đối với mọi người, nhất là phụ nữ, rụng tóc sẽ khiến họ mất đi sự tự tin vốn có, làm mái tóc trở nên thưa thớt, yếu và mỏng. Một nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Vậy thiếu những chất nào là “thủ phạm” gây rụng tóc?
1. Tìm hiểu về rụng tóc
Ngoài công dụng làm đẹp và đem lại tính thẩm mỹ, mái tóc còn có vai trò bảo vệ da đầu khỏi các tác động bên ngoài như: tia UV, các vật dụng cứng va chạm vào da đầu,... Tuy nhiên, chức năng bảo vệ này sẽ suy giảm khi tóc rụng nhiều.
Rụng tóc được hiểu là các sợi tóc già yếu, và tổn thương rụng đi và thay thế bằng các nang tóc mới. Đây là một hiện tượng sinh lý rất bình thường của cơ thể. Nếu nhưng tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu ngừng rụng tóc thì bạn nên thận trọng.
Rụng hơn ít hoặc nhiều hơn 100 sợi tóc mỗi ngày sẽ làm mái tóc của bạn trong yếu và xơ xác hơn. Các chuyên gia gọi đây là rụng tóc bệnh lý và cần được điều trị sớm. Thực tế, nhiều người có thể bị hói tóc nếu như chủ quan không điều trị. Theo ghi nhận, nhiều trường hợp rụng tóc nhiều là do thiếu hụt dinh dưỡng. Tóc cũng như bất cứ cơ quan nào trong cơ thể cũng cần được cung cấp các nguồn dưỡng chất để phát triển hoặc tái tạo. Khi thiếu hụt các chất này sẽ khiến tóc rụng và dễ hư tổn hơn.
XEM THÊM: Tại sao bị rụng tóc nhiều?
2. Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì?
Khi cơ thể không hấp thụ và tổng hợp được một hay nhiều chất dinh dưỡng sau sẽ khiến tóc dễ rụng.
2.1. Protein
Dưỡng chất này đóng vai trò cấu tạo nên tóc và hỗ trợ sản sinh collagen đem lại mái tóc chắc khỏe. Khi bạn bị thiếu hụt protein hóa sừng, mái tóc sẽ trở yếu hơn. Các dấu hiệu cụ thể như: khô rối, rụng tóc nhiều, tóc xơ,...
2.2. Vitamin
Một mái tóc khỏe đẹp khi có đầy đủ các vitamin như: Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin B,... Trong đó, mỗi loại vitamin sẽ đóng vai trò nhất định:
- Vitamin C có thành phần chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do tấn công. Khi các nang tóc thiếu hụt vitamin này sẽ dễ bị gãy, rụng do các yếu tố môi trường tác động như: bụi bẩn, hóa chất,...
- Vitamin E nổi tiếng với công dụng cấp và giữ ẩm. Nhờ vậy, mái tóc của bạn sẽ trở nên mềm mượt hơn.
- Vitamin A giúp kích thích các sản sinh và hỗ trợ phát triển các tế bào tóc.
- Vitamin B tạo điều kiện để nang tóc phát triển và đảm bảo quá trình trao đổi chất ở nang tóc được diễn ra thuận lợi.
2.3. Khoáng chất
Để sở hữu mái tóc khỏe mạnh và không bị hư tổn không thể không kể đến vai trò của các khoáng chất. Cụ thể:
- Chất kẽm đảm nhiệm vai trò cân bằng nội tiết tố. Khi mái tóc thiếu chất này sẽ khiến nồng độ DHT (dihydrotestosterone) tăng, gây rụng tóc.
- Sắt có công dụng sản sinh hồng cầu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có nang tóc. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và ngăn cản quá trình vận chuyển dưỡng chất đến tóc. Do đó, mái tóc sẽ trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng.
- Silica giúp tóc hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng.
- Sulfur giúp nuôi dưỡng mái tóc sâu từ bên trong và kích thích mọc tóc.
- Canxi: Được biết đến dưỡng chất quan trọng đối với xương khớp. Chất này cũng có công dụng tương đương với mái tóc. Bạn sẽ sở hữu mái tóc chắc khỏe khi cơ thể có hàm lượng canxi cân bằng.
XEM THÊM: Rụng tóc nhiều là do sinh lý hay bệnh lý?
2.4. Omega 3
Tóc dễ bị gãy rụng và hư tổn có thể là dấu hiệu của thiếu axit béo omega 3. Bởi chất này vốn giữ vai trò duy trì độ óng mượt cho cho tóc.
3. Cách bổ sung các chất thiếu hụt giúp giảm tóc rụng
Tóc rụng nhiều báo hiệu cơ thể đang gặp phải một số vấn đề nào đó. Trước tiên, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát bác sĩ để tìm hiểu được nguyên nhân gây rụng tóc và có hướng điều trị hiệu quả. Nếu rụng tóc được chẩn đoán là dấu hiệu của bệnh lý, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngược lại, rụng tóc do căng thẳng, thiếu hụt dinh dưỡng, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi lối sống, bổ sung dinh dưỡng và kê đơn viên uống bổ sung.
Dưới đây là một số cách bổ sung chất thiếu hụt nhằm ngăn ngừa tình trạng rụng tóc:
3.1. Ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất
Thông qua đường ăn uống, các dưỡng chất sẽ được bổ sung vào cơ thể một cách tự nhiên và dễ dàng nhất.
- Thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt lợn, các loại đậu, nấm, trứng,...
- Thực phẩm giàu khoáng chất gồm: tôm, gan động vật, các loại cá béo, ngũ cốc nguyên hạt...
- Vitamin được tổng hợp từ các thực phẩm gồm: trái cây, rau xanh,...
- Tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng omega 3 cao, ví dụ: gấc, bơ, cá hồi,...
3.2. Dùng viên uống hỗ trợ
Trong nhiều trường hợp, bạn vẫn bị thiếu hụt dinh dưỡng dù đã có một chế độ ăn khoa học thì ác sĩ sẽ kê đơn các viên uống bổ sung. Các viên uống này giúp bổ sung dưỡng chất vào cơ thể nhanh chóng. Tuy vậy, để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ chỉ định về liều lượng, thời gian uống của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc hoặc uống quá liều đều có nguy cơ gây phản tác dụng.
3.3. Sử dụng mặt nạ dưỡng tóc
Hiện nay, nhiều anh chị em đã sử dụng các mặt nạ tóc để làm giảm rụng tóc, đem lại mái tóc chắc khỏe, óng mượt. Hơn nữa, sản phẩm này còn có tác dụng kích thích mọc tóc. Theo tìm hiểu, giá thành của các mặt nạ tóc này khá phù hợp với tất cả đối tượng.
Như vậy, bài viết đã giải đáp đến độc giả thắc mắc “rụng tóc nhiều là thiếu chất gì”. Hy vọng với những cách bổ sung dưỡng chất thiếu hụt sẽ giúp bạn sở hữu được một mái tóc chắc khỏe và suôn mượt.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.