Rung nhĩ và nguy cơ mắc đột quỵ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang - Trưởng nhóm Tuần hoàn ngoài cơ thể - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm và thường xảy ra đối với bệnh nhân rung nhĩ. Dùng thuốc chống đông và thay đổi các thói quen sinh hoạt được đánh giá có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa các nguy cơ xảy ra đột quỵ đối với bệnh nhân rung nhĩ.

1. Rung nhĩ và quá trình gây ra đột quỵ ở người bị rung nhĩ

Rung nhĩ hay còn được gọi là rối loạn nhịp tim, thường có biểu hiện như tim đập nhanh, khó thở và có cảm giác hụt hơi. Rung nhĩ nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây ra các hiện tượng như: suy tim sung huyết, tạo cục máu đông và nguy hiểm nhất là gây ra đột quỵ. Điều trị rung nhĩ là điều trị dự phòng các biến chứng của hiện tượng rối loạn nhịp tim gây ra. Rung nhĩ có thể được chẩn đoán và phát hiện thông qua đo điện tâm đồ.

Rung nhĩ là nguyên nhân gây tình trạng máu bị ứ đọng trong buồng tim và hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông này sau khi được hình thành sẽ chạy theo các dòng máu gây ra hiện tượng tắc nghẽn mạch và đột quỵ. Nguy cơ mắc rung nhĩ tăng dần theo độ tuổi. Bên cạnh đó, các yếu tố về bệnh lý nền như nhồi máu cơ tim, suy tim... cũng làm cho nguy cơ mắc rung nhĩ cao hơn. Những người thường xuyên dùng các chất có cồn như bia, rượu cũng có nguy cơ bị rung nhĩ cao hơn.

Bệnh rung nhĩ trong một số trường hợp thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

2. Điều trị rung nhĩ như thế nào?

Mục đích trong điều trị rung nhĩ là áp dụng các cách can thiệp để đưa nhịp tim trở lại nhịp xoang bình thường của tim. Đối với những người bị rung nhĩ cấp tính, bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp bằng thuốc hoặc cho sốc điện.

Người bị rung nhĩ mạn tính, quá trình điều trị sẽ khó hơn và khả năng tái phát tương đối cao. Đa số những người bị rung nhĩ mạn tính phải dùng thuốc để kiểm soát nhịp đập của tim.

Các giải pháp điều trị đối với người bị rung nhĩ chủ yếu hướng vào một mục đích lớn nhất là giảm nguy cơ đột quỵ xảy ra thông qua việc sử dụng các loại thuốc phòng ngừa sự hình thành các cục máu đông.

Cục máu đông và đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý rung nhĩ. Để ngăn ngừa tình trạng này, bác sĩ có thể phải cho người bệnh dùng các loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Các loại thuốc thường hay được sử dụng bao gồm thuốc kháng Vitamin K và thuốc ức chế Thrombin. Đây là hai loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa quá trình hình thành cục máu đông được diễn ra. Vì vậy, dùng thuốc kháng vitamin K sẽ có tác dụng giống như một chiến lược để đối phó với quá trình tổng hợp các loại protein đông máu.

Bên cạnh đó, Warfarin cũng là một trong những là loại thuốc được đánh giá cao trong việc phòng ngừa tình trạng đột quỵ ở những người bị rung nhĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân sử dụng thuốc wafarin cần phải được theo dõi sát sao qua các xét nghiệm máu định kỳ để kiểm soát các tác dụng của thuốc và có chiến lược điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp cho từng người bệnh.

Một số loại thuốc chống đông đã được cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt, bao gồm Pradaxa (dabigatran), Xarelto (rivaroxaban), Eliquis (apixaban), và Savaysa (edoxaban).


Warfarin cũng là một trong những loại thuốc được đánh giá cao trong việc phòng ngừa tình trạng đột quỵ ở những người bị rung nhĩ.
Warfarin cũng là một trong những loại thuốc được đánh giá cao trong việc phòng ngừa tình trạng đột quỵ ở những người bị rung nhĩ.

3. Phòng ngừa rung nhĩ và đột quỵ đối với bệnh nhân rung nhĩ

Để có thể phòng ngừa rung nhĩ và đột quỵ đối với bệnh nhân rung nhĩ, chúng ta nên chủ động áp dụng một số cách sau:

  • Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh lý của cơ thể
  • Hình thành và duy trì lối sống lành mạnh bằng chế độ ăn uống khoa học, vận động phù hợp.
  • Tránh sử dụng hoặc lạm dụng các chất gây nghiện và các chất kích thích như thuốc lá, rượu và các loại đồ uống có cồn.
  • Nếu bị rung nhĩ, người bệnh có thể cần phải được sử dụng thuốc chống đông để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ và trao đổi với bác sĩ về loại thuốc và lộ trình điều trị phù hợp cũng như tuân thủ các quy định điều trị đối với từng loại thuốc.
  • Đối với những bệnh nhân đã có tiền sử đột quỵ thì nguy cơ tái đột quỵ thường rất cao. Vì vậy, người bệnh cần đề phòng cảnh giác và duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Người bị rung nhĩ cần định kỳ thăm khám các bệnh lý về tim mạch và đánh giá nguy cơ xảy ra đột quỵ để có hướng dự phòng và điều trị phù hợp.

Như vậy việc chủ động phòng tránh rung nhĩ để giảm thiểu nguy cơ xảy ra đột quỵ là điều cần chú ý để bảo vệ sức khỏe cũng như hạn chế những biến chứng không đáng có.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán rung nhĩ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe