Sử dụng thuốc kháng vitamin K ở bà mẹ mang thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thanh Hà - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Cơ quan quản lý dược ANSM của Pháp cho biết việc chống chỉ định sử dụng thuốc kháng vitamin K cho bà bầu trên phụ nữ có thai. Trường hợp nếu người bệnh vẫn có chỉ định trong thời gian mang thai thì người bệnh phải chú ý nắm rõ được các nguy cơ gặp phải. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về việc sử dụng thuốc kháng vitamin K ở bà mẹ mang thai.

1. Tìm hiểu thuốc chống đông kháng vitamin K

Thuốc kháng vitamin K còn gọi là thuốc chống đông kháng vitamin K, đây chính là thuốc chống đông máu dành cho đường uống. Thuốc này được sử dụng để điều trị cũng như ngăn ngừa huyết khối trong mạch máu. Công dụng của thuốc này là giúp ngăn không cho huyết khối hình thành và kích thước tăng lên, nhưng không hề làm tan huyết khối. Thuốc chống đông kháng vitamin K hoạt động thông qua việc ức chế sự tổng hợp của các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K trong gan. Vitamin K giữ vai trò cần thiết tham gia vào quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu giúp ngăn ngừa và tránh làm chảy máu.

2. Sử dụng thuốc kháng vitamin K ở bà mẹ mang thai

Cơ quan quản lý dược Pháp ANSM đã nhấn mạnh việc chống chỉ định sử dụng các thuốc kháng vitamin K trên phụ nữ đang mang thai. Những trường hợp vẫn có chỉ định thì người bệnh phải lưu ý các nguy cơ có thể gặp phải cho thai nhi như: thai chết lưu, dị tật thai nhi, sảy thai, dị tật thai nhi trên xương mặt và não bộ, xuất huyết ở trẻ sơ sinh hoặc ở thai nhi.

Trong thời gian điều trị thuốc chống đông kháng vitamin K, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên sử dụng một biện pháp tránh thai hiệu quả trong. Phải thông báo ngay với bác sĩ về việc mang bầu hay có mong muốn có thai trong khi đang điều trị để có những thay đổi thích hợp, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ. Và nếu phụ nữ trong giai đoạn mang thai mà vẫn được chỉ định sử dụng kháng vitamin K thì phải yêu cầu chẩn đoán sản khoa trước sinh trong thời gian đang sử dụng thuốc, cho đến lúc sinh cần phải được giám sát cẩn thận. Bởi vì khả năng gặp nguy cơ chảy máu khi sinh, nếu phải điều trị thuốc chống đông thì có thể chuyển sang heparin từ tuần thứ 36 sau khi hết kinh dành cho phụ nữ mang thai.


Thuốc chống đông kháng vitamin K được chống chỉ định với phụ nữ mang thai
Thuốc chống đông kháng vitamin K được chống chỉ định với phụ nữ mang thai

3. Vậy sử dụng thuốc kháng vitamin K như thế nào?

  • Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc hay cho người khác uống mà không được bác sĩ chỉ định
  • Uống thuốc vitamin K theo đúng liều lượng
  • Hãy uống thuốc liên tục cho đến ngày khám lại
  • Uống thuốc vitamin K vào một giờ nhất định trong ngày
  • Dựa theo thời gian đông máu thông qua xét nghiệm INR mà bác sĩ sẽ xác định được liều thuốc chống đông ở mỗi bệnh nhân. Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng liều dùng và thời điểm cần xét nghiệm INR. Tránh dùng quá liều có thể gây chảy máu hay liều thấp quá có thể gây huyết khối.

4. Một số tác dụng phụ của thuốc kháng vitamin K

Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xuất hiện và sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không có sự tư vấn của bác sĩ. Bởi vậy khi gặp một số tác dụng phụ dưới đây, cần thông báo ngay với bác sĩ:

  • Vết thương cầm máu lâu, chảy máu chân răng, chảy máu cam
  • Ngứa mặt, bàn chân hoặc bàn tay
  • Nhức đầu, chóng mặt, bất tỉnh, yếu nửa người
  • Đại tiện phân đen hoặc ra máu
  • Nước tiểu màu nâu hoặc màu hồng
  • Khó thở đột ngột

Hãy dừng ngay và cần đến bệnh viện sớm nhất nếu xảy ra bất cứ một số biểu hiện sau đây:

  • Gặp dị ứng như sưng mặt, cổ họng bị sưng, phát ban, hoặc khó thở, tụt huyết áp
  • Dấu hiệu chảy máu như đi ngoài ra máu, chảy máu trong mắt, nôn ra máu, nôn ra dịch đen, phân đen.

Thường thì các thuốc kháng vitamin K là các thuốc có chứa hoạt chất như warfarin, acenocoumarol, có tác dụng chống đông và được kê đơn trong các trường hợp rung nhĩ, huyết khối tĩnh mạch hoặc thuyên tắc phổi. Với những thông tin chia sẻ hữu ích trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về việc sử dụng thuốc kháng vitamin K trên phụ nữ mang thai.


Tác dụng phụ của thuốc kháng vitamin K có thể gây chảy máu chân răng ở mẹ bầu
Tác dụng phụ của thuốc kháng vitamin K có thể gây chảy máu chân răng ở mẹ bầu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe