Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Mãn kinh là giai đoạn ngừng vĩnh viễn kinh nguyệt, mất kinh tồn tại 12 tháng kể từ chu kỳ kinh cuối. Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra từ khi hoạt động buồng trứng cho đến khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng của mãn kinh. Do hoocmon sinh dục giảm nên các endorphins không được tiết ra dẫn đến các triệu chứng cơ năng của mãn kinh như rối loạn tâm sinh lý, đau nhức xương khớp, rối loạn vận mạch...
1. Rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh là gì?
Chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh bị sụt giảm nghiêm trọng bởi sự tác động của các triệu chứng mãn kinh, ví dụ như khi có cơn bốc hỏa khiến họ cảm thấy nóng bức, khó chịu ở vùng ngực, cổ và mặt... Ảnh hướng tới cuộc sống nhiều nhất là rối loạn vận mạch, bệnh nhân thấy hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh,...
2. Nguyên nhân rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh
Các nhà khoa học vẫn chưa nêu rõ được cơ chế bệnh sinh. Nhưng họ tin rằng việc thiếu hụt hormon sinh dục là nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Đây không phải triệu chứng thường gặp, và sẽ hết theo thời gian.
3. Biến chứng của rối loạn vận mạch
Triệu chứng rối loạn vận mạch kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Phụ nữ có rối loạn thì nguy cơ cao mắc các bệnh về tim, loãng xương. Theo nghiên cứu Harvard, trầm cảm cũng cũng có liên quan đến rối loạn ở bệnh nhân mãn kinh. Theo nghiên cứu của HSU về thăm dò chất lượng giấc ngủ của phụ nữ mãn kinh với các hậu quả của nó thấy rằng 42,1 % phụ nữ được khảo sát có rối loạn giấc ngủ và trầm cảm liên quan với tình trạng rối loạn giấc ngủ. Yếu tố nguy cơ là stress trong công việc, tiền mãn kinh, một số bệnh mãn tính mắc phải,...
4. Các yếu tố nguy cơ rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh
Không phải mọi phụ nữ đều có rối loạn vận mạch, nhưng đa phần phụ nữ đều phải chịu đựng. Các yếu tố nguy cơ gồm:
- Hút thuốc: Những người hút thuốc lá (thụ động hoặc chủ động) có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người không hút thuốc.
- Béo phì: Những người thừa cân thường có khoảng thời gian rối loạn vận mạch cao hơn so với những người có tỉ lệ cơ thể phù hợp.
5. Điều trị rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh
Đối với những bệnh nhân mãn kinh được bác sĩ điều trị bằng liệu pháp hormon. Bác sĩ dùng estrogen cho phụ nữ. Liệu pháp hormone có giá trị nhất khi người thực hiện nhỏ hơn 60 tuổi. Nếu bệnh nhân không dùng được hormon liệu pháp thì thay thế bằng 1 trong các thuốc sau: Paroxetine, Venlafaxine,...
Bên cạnh đó, có rất nhiều cách không cần dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng vận mạch:
- Thay đổi lối sống
- Hạn chế các chất kích thích như rượu bia,thuốc là,...
- Quần áo rộng rãi tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
- Tập thể dục nhẹ nhàng.
- Chế độ ăn uống hợp lý chứa nhiều chất. Đậu nành và hàu là thực phẩm giàu isoflavone.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn sức khỏe tuổi tiền mãn kinh. Khi đăng ký gói khám, khách hàng sẽ được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa; Thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng nội tiết tố như:
- Khám chuyên khoa Phụ khoa
- Khám phụ khoa, khám vú
- Siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường bụng
- Lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo
- Chụp X-quang tuyến vú (2 bên)
- Đo độ loãng xương
- Thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện các bệnh lý tiền mãn kinh nếu có.
Thạc sĩ Bác sĩ Huỳnh An Thiên có thế mạnh và kinh nghiệm trong khám, tư vấn và điều trị các bệnh thần kinh; hô hấp và các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Trước khi là bác sĩ Nội thần kinh tại Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, bác sĩ Thiên từng có kinh nghiệm công tác dài tại bệnh viện Trung Ương Huế
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.