Rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ở một trái tim khỏe mạnh, quá trình truyền tín hiệu tim thường diễn ra suôn sẻ, nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường là 60 - 100 nhịp/phút. Còn ở những người bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn so với nhịp tim bình thường. Điều này có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, đe dọa tính mạng người bệnh.

1. Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là một nhịp tim không đều. Các vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim) xảy ra khi các tín hiệu điện điều phối nhịp đập của tim không hoạt động bình thường. Tín hiệu bị lỗi khiến tim đập quá nhanh (nhịp tim nhanh), quá chậm (nhịp tim chậm) hoặc bất thường.

Rối loạn nhịp tim có thể có cảm giác như tim đập mạnh hoặc rung rinh và có thể vô hại. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp tim có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, đe dọa tính mạng nhưng cũng có thể là bình thường. Ví dụ, nhịp tim có thể tăng lên khi tập thể dục hoặc chậm lại trong khi ngủ.

Điều trị rối loạn nhịp tim có thể bao gồm thuốc, thủ thuật đặt ống thông, thiết bị cấy ghép hoặc phẫu thuật để kiểm soát hay loại bỏ nhịp tim nhanh, chậm và không đều.

2. Rối loạn dẫn truyền là gì?

Rối loạn dẫn truyền là một bất thường hệ thống dẫn truyền xung điện của tim khiến tim bạn đập không bình thường. Hệ thống này được gọi là hệ thống dẫn truyền tim. Thông thường, tín hiệu điện tạo ra nhịp đập của tim bạn truyền từ nút xoàng (ở đáy tim) theo hệ thống dẫn truyền xuống mỏm tim. Tín hiệu kích hoạt cơ tim khiến tim bạn đập, bơm máu đến phổi và toàn bộ cơ thể. Trong các rối loạn dẫn truyền, tín hiệu điện không tạo ra đúng cách hoặc không truyền đúng cách qua tim.

Trong rối loạn dẫn truyền trong tâm thất (chẳng hạn như khối nhĩ thất - AV) và khối nhánh bó, thay đổi tùy thuộc vào vị trí chúng xảy ra trong hệ thống dẫn truyền. Một số loại thuốc có thể gây ra rối loạn dẫn truyền cũng như bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc đau tim.... Bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán rối loạn dẫn truyền bằng điện tâm đồ (EKG hay ECG), đây là phép đo hoạt động điện của tim bạn.

Rối loạn dẫn truyền có thể không cần điều trị gì hoặc có thể được điều trị bằng thuốc, máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim cấy ghép (ICD) và thủ thuật phẫu thuật. Điều trị tùy thuộc vào vị trí, loại và mức độ nghiêm trọng của rối loạn dẫn truyền. Bác sĩ sẽ xem xét rối loạn ảnh hưởng đến tim và các triệu chứng của bạn như thế nào, điều này có thể khác nhau ở mỗi người. Đôi khi nhịp tim không đều là dấu hiệu đầu tiên của rối loạn dẫn truyền. Nếu không được điều trị, rối loạn dẫn truyền nghiêm trọng có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột.


Rối loạn dẫn truyền có thể sử dụng máy tạo nhịp tim trong điều trị
Rối loạn dẫn truyền có thể sử dụng máy tạo nhịp tim trong điều trị

3. Các loại rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim được nhóm theo tốc độ của nhịp tim, đó là nhịp tim nhanh (lớn hơn 100 nhịp một phút), nhịp tim chậm (là nhịp tim khi nghỉ ngơi là dưới 60 nhịp một phút) và nhịp tim sớm.

Các loại nhịp tim nhanh thường gặp bao gồm:

  • Rung tâm nhĩ: Tín hiệu tim hỗn loạn gây ra nhịp tim nhanh, không phối hợp. Tình trạng này có thể là tạm thời, nhưng một số đợt rung tâm nhĩ có thể không dừng lại trừ khi được điều trị. Rung tâm nhĩ có liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ.
  • Cuồng nhĩ: Cuồng nhĩ tương tự như rung tâm nhĩ, nhưng nhịp tim có tổ chức hơn. Cuồng nhĩ cũng có liên quan đến đột quỵ.
  • Nhịp tim nhanh trên thất: Là một thuật ngữ rộng bao gồm các rối loạn nhịp tim bắt đầu ở trên các ngăn dưới tim (tâm thất). Nhịp tim nhanh trên thất gây ra các đợt tim đập thình thịch (đánh trống ngực) và kết thúc đột ngột.
  • Rung thất: Loại rối loạn nhịp tim này xảy ra khi các tín hiệu điện nhanh chóng, hỗn loạn làm cho các buồng tim phía dưới (tâm thất) run lên thay vì tiếp xúc một cách phối hợp để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Vấn đề nghiêm trọng này có thể dẫn đến tử vong nếu nhịp tim bình thường không được phục hồi trong vòng vài phút.
  • Nhịp nhanh thất: Nhịp tim nhanh, đều đặn này bắt đầu với các tín hiệu điện bị lỗi trong buồng tim phía dưới (tâm thất). Nhịp tim nhanh không cho phép tâm thất đổ đầy máu đúng cách. Kết quả là tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Nhịp nhanh thất có thể không gây ra vấn đề nghiêm trọng ở những người có trái tim khỏe mạnh. Ở những người bị bệnh tim, nhịp nhanh thất có thể là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Nếu bạn có đủ sức khỏe, tim của bạn vẫn có thể bơm đủ máu cho cơ thể với ít hơn 60 nhịp một phút khi nghỉ ngơi. Nếu nhịp tim chậm và tim không bơm đủ máu, bạn có thể mắc một trong các loại nhịp tim chậm sau đây:

  • Hội chứng nút xoang: Nếu nó không hoạt động bình thường, nhịp tim có thể luân phiên giữa quá chậm (nhịp tim chậm) và quá nhanh (nhịp tim nhanh). Hội chứng xoang bị bệnh có thể do sẹo gần nút xoang làm chậm lại, làm gián đoạn hoặc ngăn chặn sự di chuyển của các xung động.
  • Khối dẫn: Sự tắc nghẽn các đường dẫn điện của tim có thể khiến các tín hiệu kích hoạt nhịp tim chậm hoặc dừng lại.

Nhịp tim sớm:

  • Là nhịp đập phụ xảy ra từng nhịp một, đôi khi theo kiểu xen kẽ với nhịp tim bình thường. Các nhịp đập phụ có thể đến từ buồng trên cùng của tim (tâm nhĩ co bóp sớm) hoặc buồng dưới (tâm thất co bóp sớm). Nhịp tim sớm có thể cảm thấy như tim bạn bị lệch nhịp.
  • Những nhịp thừa này thường không đáng lo ngại và chúng hiếm khi có nghĩa là bạn đang có một tình trạng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nhịp đập sớm có thể gây rối loạn nhịp tim kéo dài hơn, đặc biệt là ở những người bị bệnh tim. Nhịp đập sớm rất thường xuyên kéo dài trong vài năm có thể dẫn đến tim yếu.
  • Nhịp tim sớm có thể xảy ra khi nghỉ ngơi. Đôi khi nhịp tim sớm là do căng thẳng, tập thể dục gắng sức hoặc chất kích thích, chẳng hạn như caffeine hoặc nicotine.

4. Triệu chứng rối loạn nhịp tim

Bác sĩ có thể nhận thấy nhịp tim bất thường khi khám cho bạn vì một lý do sức khỏe khác. Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhịp tim có thể bao gồm:

  • Rung rinh trong lồng ngực
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Nhịp tim chậm
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Các triệu chứng khác có thể bao gồm lo lắng, mệt mỏi chóng mặt, đổ mồ hôi, ngất xỉu.

Nếu bạn cảm thấy tim mình đập quá nhanh hoặc quá chậm, chậm nhịp, hãy hẹn gặp bác sĩ. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn bị khó thở, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, đau ngực hoặc khó chịu.


Rối loạn nhịp tim gây tình trạng tức ngực khó thở cho người mắc
Rối loạn nhịp tim gây tình trạng tức ngực khó thở cho người mắc

5. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Ở một trái tim khỏe mạnh, quá trình truyền tín hiệu tim thường diễn ra suôn sẻ, dẫn đến nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường là 60 đến 100 nhịp một phút.

Những điều có thể gây ra nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) bao gồm:

  • Đau tim hiện tại hoặc sẹo do cơn đau tim trước
  • Động mạch ở tim bị tắc nghẽn (bệnh động mạch vành)
  • Những thay đổi đối với cấu trúc của tim, chẳng hạn như do bệnh cơ tim
  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Nhiễm COVID-19
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp)
  • Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc cảm và thuốc dị ứng được mua mà không cần đơn
  • Uống quá nhiều rượu hoặc caffeine; lạm dụng ma túy; di truyền học; hút thuốc; căng thẳng hoặc lo lắng
  • Khó thở khi ngủ: Tình trạng này gây ra ngừng thở trong khi ngủ. Nó có thể dẫn đến nhịp tim chậm và nhịp tim không đều, bao gồm cả rung tâm nhĩ.
  • Mất cân bằng điện giải: Các chất trong máu được gọi là chất điện giải, chẳng hạn như kali, natri, canxi và magiê giúp kích hoạt và gửi các xung điện trong tim. Sự mất cân bằng trong các chất điện giải có thể cản trở tín hiệu của tim và dẫn đến nhịp tim không đều.
  • Một số loại thuốc kê đơn, thuốc trị ho và cảm lạnh được mua mà không cần đơn có thể gây ra rối loạn nhịp tim.

6. Các biến chứng của rối loạn nhịp tim và cách phòng ngừa

Các biến chứng sẽ phụ thuộc vào loại rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, các biến chứng thường gặp nhất của rối loạn nhịp tim là đột quỵ, đột tử và suy tim.

Rối loạn nhịp tim có mối liên hệ tới hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra, nó có thể đi từ tim đến não, gây đột quỵ. Thuốc làm loãng máu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ liên quan đến rung nhĩ và các rối loạn nhịp tim khác. Bác sĩ sẽ xác định xem loại thuốc làm loãng máu có phù hợp với bạn hay không.

Nếu rối loạn nhịp tim đang gây ra các triệu chứng suy tim, các phương pháp kiểm soát nhịp tim có thể cải thiện chức năng tim.

Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim có thể giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim. Do đó, bạn nên:

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch
  • Duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế hoặc tránh caffein và rượu
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn và nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn dùng, kể cả những loại thuốc mua không kê đơn.

Hầu hết những người có nhịp tim bất thường có thể có một cuộc sống bình thường nếu nó được chẩn đoán và điều trị đúng. Do đó, nếu bạn có các dấu hiệu bất thường ở tim như khó thở, nhịp tim nhanh hoặc chậm, đánh trống ngực... thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe