Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác đã có trên 11 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh và có thế mạnh ở lĩnh vực cấp cứu hồi sinh tim phổi nhi, sơ sinh, tiếp cận chẩn đoán, điều trị, các bệnh lý sơ sinh như đẻ non, bệnh màng trong, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, viêm phổi, viêm da, nhiễm trùng rốn, viêm ruột, vàng da tăng bilirubin gián tiếp.
Giấc ngủ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của sơ sinh và trẻ nhỏ. Một giấc ngủ ngon sẽ đem lại những tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, trong đó thường gặp nhất là tình trạng khó ngủ không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn tác động không tốt tới sự phát triển của trẻ về sau.
1. Giấc ngủ quan trọng thế nào với trẻ sơ sinh?
Ngủ chính là lúc để não bộ phát triển. Giấc ngủ tham gia vào quá trình phát triển của trẻ thông qua hormone tăng trưởng. Có tới 80% tế bào não được tạo ra trong 3 năm đầu đời, liên quan mật thiết đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ. Không chỉ có vai trò trong việc phát triển thể chất, giấc ngủ còn có ý nghĩa đối với việc phát triển trí tuệ, bởi lúc ngủ là thời gian để não bộ có thể xử lý những thông tin mà trẻ tiếp nhận được trong ngày.
Nếu không vì lý do bất khả kháng, trẻ nên được mọi điều kiện để có được một giấc ngủ ngon, đảm bảo cả thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể khiến cho trẻ hay quấy khóc, cáu kỉnh; lâu dài có thể dẫn đến giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập, thậm chí là rối loạn hành vi, cảm xúc khi trẻ trưởng thành.
2. Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu là đủ giấc?
Khó có thể nói chính xác thời gian ngủ bao lâu là đủ ở trẻ sơ sinh, bởi nó còn tùy thuộc vào đặc điểm thể chất của từng trẻ. Trung bình mỗi ngày trẻ sơ sinh ngủ 18 - 20 giờ. Thời gian mỗi giấc ngủ ở mỗi trẻ là khác nhau, trung bình khoảng 30-180 phút, có khi lên đến 5-10 giờ/giấc ngủ. Trẻ sơ sinh thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn. Càng lớn thì thời gian ngủ trong ngày của trẻ càng ngắn lại dần.
3. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
3.1. Nguyên nhân sinh lý
Có 2 loại giấc ngủ: REM (Rapid Eye Movement: chuyển động mắt nhanh, với các biểu hiện nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, não tăng chuyển hóa,...) và NREM (Non Rapid Eye Movement: không chuyển động mắt nhanh).
Ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ NREM và giấc ngủ REM chiếm thời gian gần như bằng nhau (50%) trong khi ở người trưởng thành, giấc ngủ NREM chiếm đến 75% tổng thời gian ngủ, trong khi giấc ngủ REM chỉ chiếm 25%. Giấc ngủ REM ở trẻ sơ sinh nhiều hơn người lớn khiến cho việc đánh thức trẻ dễ dàng hơn, chỉ với cử động nhẹ là trẻ có thể tỉnh giấc hoàn toàn.
Ngoài ra, trước những mốc phát triển của trẻ như sắp bò, sắp mọc răng, sắp ngồi, sắp đi,... hoặc khi trẻ vận động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Chế độ ăn uống quá nhiều hoặc quá ít đôi khi cũng trở thành nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ.
3.2. Nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, thần kinh,... đều có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Một số bệnh lý mạn tính cũng có thể khiến cho giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng và ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
3.3. Sai lầm trong việc cho trẻ ngủ
- Giấc ngủ quá dài: Việc cho trẻ ngủ ngày quá nhiều, đặc biệt là quá 5h chiều, có thể gây ảnh hưởng lên giấc ngủ của trẻ;
- Giấc ngủ bị lệ thuộc vào yếu tố xung quanh: Các vật dụng thường xuyên được sử dụng để ru trẻ ngủ như nôi, võng có thể khiến giấc ngủ của trẻ bị lệ thuộc, nếu không có chúng thì trẻ không ngủ được. Hoặc phổ biến hơn là trẻ bị phụ thuộc quá nhiều vào mẹ, khi không có mẹ bên cạnh thì trẻ nhất định không ngủ;
- Môi trường ngủ quá ồn ào hoặc quá sáng chói: Tiếng ồn, ánh sáng mạnh có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ. Đôi khi việc thường xuyên thay đổi chỗ ngủ cũng có thể là lý do khiến trẻ khó ngủ.
4. Cách phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
- Duy trì thời gian ngủ và thức đều đặn hàng ngày để hình thành nhịp sinh học cho trẻ;
- Nên tập cho trẻ thói quen tốt trước khi đi ngủ như tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ, massage cho trẻ, thay quần áo thoáng mát rộng rãi. Việc làm này nếu được thực hiện thường xuyên, đều đặn trước khi cho trẻ ngủ sẽ tạo nên phản xạ có điều kiện, trẻ sẽ ý thức được việc đi ngủ sau khi được tắm rửa sạch sẽ;
- Có thể cho trẻ mang theo những vật yêu thích trong khi ngủ để tạo cảm giác an toàn, giúp trẻ có giấc ngủ ngon;
- Nên tập cho trẻ phân biệt giữa ngày và đêm. Vào ban ngày, nên để ánh sáng đầy phòng; còn vào ban đêm thì không nên để ánh sáng lọt vào. Nếu trẻ không phân biệt được sáng và tối thì có thể trẻ không ngủ suốt cả đêm;
- Không nên cho trẻ vận động quá nhiều trước khi ngủ;
- Không nên cho trẻ ăn khi đang nằm;
- Không nên quá lạm dụng võng, nôi điện,... khi cho trẻ ngủ vì có thể khiến trẻ lệ thuộc vào chúng quá nhiều, điều này khiến cho trẻ khó ngủ hơn nếu như không có các yếu tố này;
- Một số loại thuốc có tác dụng kích thích thần kinh không nên sử dụng trước khi trẻ chuẩn bị đi ngủ vì có thể khiến rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là một tình trạng không còn quá lạ lẫm với các bậc phụ huynh có con nhỏ, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển ở trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh khó ngủ, trong đó bao gồm nguyên nhân sinh lý, bệnh lý và cả những sai lầm trong việc cho trẻ ngủ. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn giấc ngủ vẫn có thể phòng tránh được khi áp dụng một số biện pháp phù hợp.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong