Review kinh nghiệm đi sinh ở Vinmec từ A đến Z

Khi sinh ở Vinmec, sản phụ cần chú ý gì về chi phí, thủ tục nhập viện? Làm thế nào để vượt cạn nhẹ nhàng hay đỡ bỡ ngỡ khi tự chăm sóc sau khi xuất viện? Để giúp quá trình sinh con trở nên thuận lợi hơn, các bố mẹ hãy tham khảo những kinh nghiệm đẻ ở Vinmec dưới đây nhé!


Hành trình vượt cạn trở thành điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi người mẹ tại Vinmec
Hành trình vượt cạn trở thành điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi người mẹ tại Vinmec

1. Cân nhắc lựa chọn gói thai sản phù hợp

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có những gói theo dõi sớm từ tuần 12, tuần 27 và muộn hơn là tuần 36 và thậm chí muộn hẳn là chương trình chuyển dạ rồi mới đăng ký gói. Trong trường hợp không lựa chọn các gói dịch vụ, sản phụ có thể sử dụng dịch vụ lẻ khi thăm khám, siêu âm, sinh nở theo nhu cầu.

Để các xét nghiệm trong quá trình mang bầu, sinh nở một cách tổng quát, chính xác nhất cũng như tránh phải băn khoăn với những mốc khám thai, tốt nhất mẹ nên đăng ký thai sản trọn gói từ ngay những tuần đầu của thai kỳ.

2. Mang gì khi đi sinh

Trước ngày dự sinh khoảng 4 - 5 ngày, sản phụ nên chuẩn bị những thứ cần thiết như:

2.1 Sổ khám thai và các giấy tờ tùy thân

Sổ khám thai và các phiếu xét nghiệm có liên quan mà sản phụ đã tiến hành trong quá trình mang thai của mình

Các giấy tờ tùy thân bao gồm: Chứng minh thư nhân dân (bản gốc và bản photo) của sản phụ, sổ hộ khẩu gia đình (bản gốc và bản photo), thẻ bảo hiểm ( một gợi ý nhỏ là mẹ hãy mua gói combo thẻ BHYT Vinmec trước ngày mẹ mang thai để có thể bớt nỗi lo về chi phí )

Xem thêm: Thẻ bảo hiểm sức khỏe Vinmec

Sau khi đóng đầy đủ các giấy tờ, bạn sẽ thực hiện đăng ký sinh ở Vinmec là sinh thường hay sinh mổ, lựa chọn bác sĩ hộ sinh hay tùy ý và đóng tiền nhập viện


Thủ tục nhập viện nhanh chóng tại Vinmec
Thủ tục nhập viện nhanh chóng tại Vinmec

2.2 Đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé

Mỗi sản phụ khi đến sinh nở tại đây sẽ được ở một phòng riêng đầy đủ tiện nghi bao gồm nóng lạnh, điều hòa, tivi truyền hình cáp, phòng tắm cho mẹ và khu vực tắm cho bé riêng biệt, đặc biệt là tất cả các vật dụng cho mẹ và bé đều được trang bị sẵn sàng. Nhưng nếu muốn an tâm hơn, sản phụ có thể mang theo.


Phòng riêng đầy đủ tiện nghi, tất vật dụng cần thiết đều đã được chuẩn bị sẵn
Phòng riêng đầy đủ tiện nghi, tất vật dụng cần thiết đều đã được chuẩn bị sẵn

3. Quy định cho người nhà

Thời gian thăm bệnh :

  • Từ thứ 2 - thứ 7: 11h30 - 13h30 (sáng) và 16h30 - 21h00 (chiều - tối).
  • Vào chủ nhật: 11h30 - 21h00.

Ngoài những giờ này hoặc muốn ở qua đêm, người nhà hãy đăng ký với điều dưỡng để có sự đồng ý của bệnh viện.

Thủ tục đăng ký thăm bệnh :

Đăng ký thủ tục thăm tại quầy, nhận thẻ ra vào và để lại giấy tờ tùy thân. Sau đó, đến khoa sản và phòng mà người nhà đang nằm và tuân thủ theo hướng dẫn nhân viên bệnh viện.

Quy định thăm :

Người nhà phải có thẻ ra vào, mỗi lần vào thăm chỉ được 2 người và thời gian thăm mỗi lượt là 30 phút.

Tôn trọng những quy định bệnh viện như: Không được tự ý dùng các thiết bị y tế nếu không được cho phép, không hút thuốc hay làm ồn và không tự ý can thiệp vào vấn đề chuyên môn của y bác sĩ.


Vợ chồng Lý Hải - Minh Hà cùng đón chào con trai thứ 4 tại bệnh viện Vinmec
Vợ chồng Lý Hải - Minh Hà cùng đón chào con trai thứ 4 tại bệnh viện Vinmec

4. Kinh nghiệm sinh

4.1 Trước khi sinh

Trong quá trình mang thai, mẹ không những được các bác sĩ theo dõi, tư vấn cặn kẽ từng thời kỳ mà còn được tham dự các lớp tiền sản để chuẩn bị tâm lý cũng như kiến thức cơ bản sẵn sàng chào đón con yêu.

Tại lớp học tiền sản, mẹ bầu sẽ được trang bị những các kiến thức như: Ăn gì để dễ đẻ: bánh mì sandwich, ngũ cốc, súp ấm,..Các lưu ý khi uống nước: uống thường xuyên, từng chút một, không được uống nước có ga.


Lớp học tiền sản tại bệnh viện Vinmec
Lớp học tiền sản tại bệnh viện Vinmec

4.2 Lúc vượt cạn

Khi lựa chọn các gói thai sản trọn gói tại Vinmec, trong thời khắc thiêng liêng nhất, mỗi mẹ bầu đều được quyền lựa chọn một người thân trong phòng sinh. Bạn sẽ không phải lo khi phải chinh chiến một mình từ đầu đâu nhé!

Ngoài ra, còn có cả một ê-kíp đồng hành cùng mẹ: từ bác sĩ Sản khoa, bác sĩ Gây mê, bác sĩ Sơ sinh, Nữ hộ sinh hoàn toàn ở trong phòng sinh. Toàn bộ quá trình thăm khám, xét nghiệm, sinh con đều được thực hiện chính xác, nhanh chóng nhất từ khi em bé mới chào đời đảm bảo nền tảng cho các bé phát triển khỏe mạnh về sau.

Với phương pháp đẻ không đau tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức chuyên nghiệp trình độ cao, các sản phụ sẽ không còn những cơn đau vật vã nữa, bạn sẽ có một trải nghiệm đẻ không đau ở Vinmec hoàn toàn khác biệt.


Tại Vinmec cho phép người thân bên cạnh lúc vượt cạn (Dưới sự cho phép của bác sĩ)
Tại Vinmec cho phép người thân bên cạnh lúc vượt cạn (Dưới sự cho phép của bác sĩ)

4.3 Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh mổ và sinh thường

Dù khi sinh ở Vinmec bạn sẽ được chăm sóc chu đáo và cẩn thận, từ bữa ăn giấc ngủ cho đến hoạt động thể chất nhưng các mẹ hãy cố gắng thực hiện các việc cần thiết sau đây để nhanh chóng lấy lại sức: Cố gắng vận động đặc biệt những mẹ sinh mổ, cho bé bú ngay khi mẹ rời phòng sinh, đừng ngại dùng thuốc giảm đau, không cố gắng bế hay ẵm con, ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ,...

Để bà mẹ hiểu hơn về cơ thể mình và biết thêm cách chăm sóc sau khi vượt cạn, dưới đây là các lưu ý từ Bác sĩ khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City:

Chi tiết xem tại:

>> Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh thường

>> Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ

Với những kinh nghiệm đẻ ở Vinmec trên đây, hi vọng sẽ giúp bố mẹ đỡ bỡ ngỡ hơn trong lần đầu đến bệnh viện, đồng thời có thêm kiến thức tốt để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé nhé.

Mọi thông tin về dịch vụ sinh đẻ tại Bệnh viện Vinmec hãy đến trực tiếp bệnh viện để được tư vấn hoặc đặt hẹn qua website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe