Retinol và Retinoid khác gì nhau?

Retinol và retinoids đều là những dẫn xuất vitamin A và được chuyển hóa thành retinoic acid trước khi hoạt động trên da. Cả hai thành phần này đều có tác dụng chống lão hóa, điều trị nếp nhăn,... Tuy nhiên retinoids là thuật ngữ được dùng chung bao gồm cả retinol, trong đó retinol chính là retinoids không kê đơn.

1. Sự khác biệt giữa retinol và Retinoids

Retinol và retinoids đều là những dẫn xuất vitamin A và được chuyển hóa thành retinoic acid trước khi hoạt động trên da. Cả hai thành phần này đều có tác dụng chống lão hóa, điều trị nếp nhăn,... Tuy nhiên retinoids là thuật ngữ được dùng chung bao gồm cả retinol, trong đó retinol chính là retinoids không kê đơn.

1.1 Kết cấu hóa học

Xét theo công thức hóa học thì retinol thuộc dạng alcol còn các retinoids khác như tretinoin thuộc dạng acid. Đây chính là sự khác biệt dễ nhận biết nhất của hai thành phần này. Retinol cần phải có thời gian để chuyển hóa thành dạng acid. Khi tồn tại ở dạng acid, retinol mới thực sự có hiệu quả khi tác động lên trên da. Tuy nhiên, trên thực tế retinol không thể chuyển hóa 100% thành phần acid được.

Các dạng retinol không kê đơn thường ở dạng ester như retinyl palmitate, retinyl linoleate, retinaldehyde, propionic acid hoặc retinyl acetate. Theo đó, retinol cần nhiều bước chuyển hóa hơn để có thể giải phóng ra retinoic acid. Khác với retinol thì các sản phẩm retinoids khác là acid sẵn rồi, vì thế chúng sẽ phát huy hết tác dụng và có hiệu quả cao hơn so với retinol. Điều này cũng đồng nghĩa với việc retinoids có nồng độ cao như tretinoin dễ gây kích ứng cũng như các tác dụng phụ khác trên da hơn retinol.

Bên cạnh đó, retinol không kê đơn thường được kết hợp với nhiều thành phần khác để dưỡng ẩm, giảm kích ứng hoặc chất chống oxy hóa, làm sáng da.

XEM THÊM: 13 "tin đồn" về Retinoid giúp da đẹp hơn


Retinol không kê đơn kết hợp với các chu trình chắm sóc da khác sẽ tăng hiệu quả trắng sáng da
Retinol không kê đơn kết hợp với các chu trình chắm sóc da khác sẽ tăng hiệu quả trắng sáng da

1.2 Điều chế sản xuất

Retinol là sản phẩm có thể dễ dàng chiết xuất từ các thành phần tự nhiên. Trong khi đó, retinoids khác có nồng độ cao được điều chế và sản xuất trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, sự khác nhau giữa chúng đó là retinol có thể được sử dụng ngay trong các sản phẩm kem dưỡng và serum thông thường, trong khi đó retinoids là sản phẩm cần phải kê đơn của bác sĩ.

1.3 Hiệu quả trên da

Trong cùng một quá trình sử dụng, retinoids khác sẽ đạt được kết quả cao hơn rõ ràng so với retinol trong việc chống lão hóa cũng như tăng sinh collagen giúp tái tạo làn da săn chắc khỏe mạnh và tươi sáng hơn. Tuy nhiên, đây là trường hợp khi sử dụng cùng một nồng độ giống nhau và cần lưu ý rằng các sản phẩm retinoids khác sẽ dễ gây kích ứng hơn.

Retinoids khác như tretinoin mạnh gấp 20 lần so với retinol. Do vậy, tretinoin ở nồng độ 0,025% sẽ tương đương với 0,5% retinol. Vì thế, hiệu quả về làm đầy da cũng như cải thiện nếp nhăn và tái tạo da sẽ tốt hơn retinol. Tuy nhiên, như phân tích ở trên thì tretinoin rất dễ gây kích ứng và xảy ra tác dụng phụ tiêu cực nên cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.

Về góc độ chống lão hóa và làm mờ nếp nhăn, retinol ở nồng độ 1% lý tưởng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất, giúp lưu giữ làn da săn chắc, mịn màng mà không hề gây ra những phản ứng tiêu cực trên da. Lưu ý, tretinoin chỉ được khuyến cáo dùng từ 5- 6 tháng giúp đẩy nhanh quá trình và tăng hiệu quả trên da. Retinol thì ngược lại, có thể sử dụng duy trì, trả lại làn da căng bóng mềm mịn. Vì thế, bạn có thể lựa chọn sử dụng retinol trong thời gian lâu dài vẫn có thể đạt kết quả như tretinoin ở nồng độ 0.05%, mà còn giảm được các tác dụng không mong muốn.


Sản phẩm retinoids có hiệu quả cải thiện làn da hơn retinol
Sản phẩm retinoids có hiệu quả cải thiện làn da hơn retinol

2. Ai không nên dùng retinol hay retinoids?

Retinol phù hợp với hầu hết mọi loại da, nhưng bạn phải lựa chọn đúng sản phẩm và có quy trình dưỡng da dịu nhẹ phù hợp với làn da của mình, không gây kích ứng hay nổi mẩn. Tác dụng không mong muốn của retinol hay retinoids khác là gây ửng đỏ, nóng rát và khô da khiến da bị bong tróc, đặc biệt là lần đầu sử dụng. Để tránh kích ứng da hãy thực hiện các bước test dị ứng trước sau đó mới quyết định sử dụng. Hãy bắt đầu với tần suất 1-2 lần mỗi tuần và sử dụng sản phẩm có nồng độ thấp như retinol. Nếu sau hai tuần da không bị kích ứng hãy tăng dần tần suất, hoặc sử dụng những sản phẩm retinoids khác có nồng độ cao hơn theo đơn của bác sĩ nếu cần. Một mẹo để làm giảm kích ứng đó là dùng kem dưỡng kháng viêm sau khi thoa retinol.

Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú thì hãy tránh việc dùng retinol hoặc bất cứ sản phẩm retinoids nào. Một số người dùng vô cùng nhạy cảm và khó chịu bởi kích ứng của retinoids. Vì vậy, hãy bắt đầu với retinol không kê đơn với nồng độ thấp, đây là loại dịu nhẹ, dễ chịu hơn tretinoin. Những người có làn da dầu hoặc đã từng sử dụng retinoids và có thể chịu được các loại sản phẩm mạnh như tretinoin thì vẫn cần đưa vào quy trình dưỡng da từ từ và có sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để sử dụng retinol và retinoids an toàn hãy dùng sản phẩm vào buổi tối để tránh kích ứng nhiều, mặt khác thời gian ngủ cũng tái tạo da tốt hơn. Retinol và những sản phẩm retinoids khác nên được dùng trên da đã được làm sạch và thấm khô và trước lúc dùng kem dưỡng ẩm. Nếu bạn sử dụng toner hãy chờ toner thấm hết vào da trước khi thoa retinol.

Tóm lại, retinol là một trong những sản phẩm retinoids nhưng có nồng độ thấp hơn và có thể dễ dàng tìm mua mà không cần phải kê đơn. Sự khác nhau giữa retinol và các loại retinoids khác đó là retinol hoạt động chậm hơn trên da, cần nhiều bước chuyển hóa hơn để có thể giải phóng retinoic acid. Sản phẩm càng có nhiều bước chuyển hóa thì càng yếu. Trong khi có tác dụng như nhau, thời gian để nhận thấy hiệu quả của retinol đem lại sẽ lâu hơn so với các retinoids khác như tretinoin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: rd.com,

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe