Răng nanh mọc ngầm có nên nhổ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Có nhiều phương án để điều trị răng nanh mọc ngầm, không nhất thiết phải nhổ bỏ. Ngoại trừ những trường hợp không thể giữ lại được thì bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm, còn những trường hợp khác nên điều trị bảo tồn kéo răng nanh ra ngoài, sắp xếp lại đúng vị trí của nó để tránh các biến chứng.

1. Răng nanh mọc ngầm là gì?

Răng nanh hay còn gọi là răng số 3, răng nanh mọc ngầm khi nằm trong xương hàm nhưng không mọc ra ngoài xương hàm. Nguyên nhân răng nanh mọc ngầm là do:

  • Trong giai đoạn thay răng sữa, răng vĩnh viễn mọc lên, nhưng do răng sữa rụng khá muộn, không có chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, từ đó dẫn đến tình trạng răng mọc ngầm.
  • Bên cạnh đó, khi mọc răng, chân răng chậm hình thành và có sự phát triển khác nhau, răng cửa bên kém phát triển, hoặc việc nhổ răng quá sớm, mầm răng mọc lệch lạc thì có thể khiến răng nanh mọc ngầm.
  • Một số nguyên nhân khác như do di truyền, phóng xạ, nội tiết, khe hở môi, răng bị chấn thương, nhổ răng quá sớm,

Trường hợp răng nanh mọc ngầm sẽ gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến những răng lân cận. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng như:

  • Dính khớp
  • Lệch đường giữa
  • Làm tiêu răng bên cạnh,...

Trường hợp răng nanh mọc ngầm sẽ gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến những răng lân cận
Trường hợp răng nanh mọc ngầm sẽ gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến những răng lân cận

2. Răng nanh mọc ngầm có nên nhổ

Răng nanh đóng vai trò rất quan trọng trên cung hàm, nhổ bỏ sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng răng kế cận. Vậy răng nanh mọc ngầm có nên nhổ không? Theo đó, có nhiều phương án để điều trị trong trường hợp răng nanh mọc ngầm, không nhất thiết phải nhổ bỏ.

Việc lựa chọn phương án điều trị phù hợp sẽ được nha sĩ cân nhắc dựa trên các yếu tố. Ngoại trừ những trường hợp không thể giữ lại được thì bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm, còn những trường hợp khác nên điều trị bảo tồn kéo răng nanh ra ngoài, sắp xếp lại đúng vị trí của nó để tránh các biến chứng dính khớp, lệch đường giữa, mất nhiều khoảng, làm tiêu răng bên cạnh,..

3. Điều trị răng nanh mọc ngầm

Các phương pháp điều trị gồm:

  • Phẫu thuật bộc lộ răng nanh ngầm: Tiến hành trong trường hợp răng ngầm hoặc chậm mọc, mọc lệch chỗ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng rất nhiều kỹ thuật phẫu thuật như cắt lợi, vạt đẩy về phía cuống,..
  • Niềng răng và sắp xếp lại vị trí răng trên cung hàm: Sau khi phẫu thuật bộc lộ răng, tiếp theo bạn sẽ phải niềng răng. Mục tiêu là làm cho răng mọc đúng vị trí trên cung răng và không làm co lợi viền. Phương pháp này chỉ tiến hành khi đã tạo đủ khoảng trống cho răng nanh mọc.

Biến chứng khi điều trị răng nanh mọc ngầm thường là do gắn mắc cài thất bại, tụt lợi, mất xương, đôi khi có thể tiêu thân răng, tiêu các răng bên cạnh hay dính khớp. Vì vậy, trong quá trình điều trị răng nanh cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng nha chu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đạt được chất lượng tốt sau khi kéo răng.


Trong quá trình điều trị răng nanh cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng nha chu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đạt được chất lượng tốt sau khi kéo răng
Trong quá trình điều trị răng nanh cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng nha chu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đạt được chất lượng tốt sau khi kéo răng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe