Kẽm là nguyên tố đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học của con người, bao gồm tăng trưởng, biệt hóa và chuyển hóa tế bào. Sự thiếu hụt kẽm sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ nhỏ và giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng. “Trẻ cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày?” hay “cần bổ sung kẽm khi nào?” là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm.
1. Vai trò quan trọng của kẽm?
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, khá dồi dào trong cơ thể con người. Kẽm được tìm thấy trong mắt, não, tuyến tụy, thận, gan và tuyến thượng thận. Năm 1963, kẽm được công nhận là 1 trong những chất dinh dưỡng thiết yếu ở người.
- Những vai trò quan trọng của kẽm phải kể đến như:
- Kẽm cần thiết để insulin hoạt động tốt;
- Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein và DNA;
- Xương và răng cần kẽm để khoáng hóa tốt
- Kẽm cần thiết để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Kẽm hoạt động trong quá trình trao đổi carbon dioxide giữa phổi và máu, đồng thời cũng là một phần của chức năng enzym trong gan và ruột.
Hiện nay, kẽm không được sử dụng rộng rãi để điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Nó chỉ được sử dụng để điều trị thiếu hụt do suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề kém hấp thu ở trẻ nhỏ và người lớn.
2. Trẻ cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày?
Theo khuyến nghị, trẻ em từ 1 đến 3 tuổi nên bổ sung 3 mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 4 đến 8 tuổi nên bổ sung 4mg mỗi ngày và từ 9 đến 13 tuổi thì nên bổ sung 6mg mỗi ngày. Điều này có thể đạt được thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh hoặc bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng.
Trẻ cần ăn thực phẩm có chứa kẽm mỗi ngày vì cơ thể không thể dự trữ nguyên tố vi lượng này. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm, tuy nhiên cần tìm hiểu thật kỹ vì hiện nay kẽm có nhiều liều lượng và dạng khác nhau. 2 trong số các dạng chính là kẽm sulfat và kẽm gluconat. Kẽm sulfat chứa hàm lượng kẽm cao hơn (23% trên 100 mg) so với kẽm gluconat (14,3% trên 100 mg).
3. Trẻ cần bổ sung kẽm khi nào?
Cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ bổ sung kẽm theo liều lượng khuyến cáo nếu con bị thiếu kẽm. Hiện nay, thiếu kẽm có thể xảy ra ở những trẻ bị tiêu chảy nặng hay các tình trạng làm cho ruột khó hấp thụ thức ăn, xơ gan, sau phẫu thuật lớn hoặc trong thời gian sử dụng ống cho ăn ở bệnh viện.
Các triệu chứng của thiếu hụt kẽm bao gồm: Tăng trưởng chậm, mức insulin thấp, chán ăn, khó chịu, rụng tóc, da thô ráp, vết thương chậm lành, khứu giác kém, tiêu chảy và buồn nôn.
Bổ sung kẽm qua đường uống hoặc truyền kẽm qua đường tĩnh mạch (IV) giúp phục hồi mức kẽm ở những người thiếu kẽm. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm cho trẻ thường xuyên không được khuyến khích.
4. Thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ
Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, tuy nhiên trẻ thường không thích loại thực phẩm này. Kẽm cũng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm thân thiện với trẻ em như thịt bò, thịt heo, hạt điều, đậu xanh, phomai, yến mạch, hạnh nhân, đậu hà lan, tôm và cua,...
Trong trường hợp bạn đã cho trẻ ăn đầy đủ những thực phẩm chứa kẽm, nhưng con vẫn không nhận được lượng kẽm cần thiết thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại vitamin tổng hợp chuyên biệt dành cho trẻ em, để giúp bổ sung kẽm hàng ngày. Việc bổ sung kẽm hợp lý, đúng liều lượng sẽ giúp kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong