Quá tải cảm giác: Triệu chứng và nguyên nhân

Quá tải cảm giác có thể gây ra cảm giác choáng ngợp. May mắn là việc đưa ra các giải pháp đối phó phù hợp có thể giúp kiểm soát tình trạng này nhanh chóng. Hiện nay các liệu pháp điều trị quá tải cảm giác chủ yếu là tránh tiếp xúc với yếu tố kích hoạt, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước.

1. Tổng quan về quá tải cảm giác

Quá tải cảm giác xảy ra khi thông tin đầu vào từ 5 giác quan nhiều vượt mức mà não bộ có thể sắp xếp và xử lý. Các tình huống như cuộc trò chuyện diễn ra trong phòng, đèn nhấp nháy trên đầu hoặc một bữa tiệc ồn ào đều có thể làm giác quan bị quá tải.

Ai cũng có thể bị quá tải cảm giác và tác nhân gây ra quá tải cảm giác cũng khác nhau ở mỗi người.

Quá tải cảm giác có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe như chứng tự kỷ, rối loạn xử lý cảm giác, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)đau cơ xơ hóa.

2. Triệu chứng quá tải cảm giác

Triệu chứng của quá tải cảm giác thay đổi theo từng trường hợp. Trong đó, các triệu chứng phổ biến gồm:

  • Khó tập trung khi đối mặt các tình huống gây căng thẳng
  • Dễ cáu gắt
  • Bồn chồn và khó chịu
  • Bịt tai hoặc che mắt
  • Quá phấn khích hoặc đau khổ
  • Căng thẳng, sợ hãi hoặc lo lắng về môi trường xung quanh
  • Nhạy cảm cao hơn với những vật dụng cọ xát với da

Một trong những triệu chứng của quá tải cảm giác là dễ cáu gắt
Một trong những triệu chứng của quá tải cảm giác là dễ cáu gắt

3. Nguyên nhân gây quá tải cảm giác

Bộ não hoạt động như một hệ thống máy tính phức tạp. Các giác quan chuyển thông tin nhận được từ môi trường sống vào não, não có nhiệm vụ giải thích thông tin và đưa ra cách phản ứng.

Tuy nhiên, khi có nhiều thông tin cần xử lý một lúc, não sẽ không thể giải thích tất cả. Đối với một số người, điều này làm cho thông tin bị “mắc kẹt”, não không thể ưu tin thông tin giác quan nào cần tập trung vào.

Việc không thể xử lý thông tin khiến não gửi tín hiệu cho cơ thể phải giảm số lượng thông tin đầu vào. Bộ não cảm thấy bị mắc kẹt bởi tất cả các thông tin đầu vào mà nó nhận được, và cơ thể bắt đầu cảm thấy hoảng sợ theo phản ứng dây chuyền.

4. Yếu tố nguy cơ của quá tải cảm giác

Quá tải cảm giác có thể xảy ra với bất cứ ai. Ngoài ra, nó còn là triệu chứng phổ biến của một số tình trạng sức khỏe như:

  • Tự kỷ: Tự kỷ làm cho người bệnh trở nên quá mẫn với thông tin đầu vào từ các giác quan, điều này làm cho quá tải cảm giác dễ xảy ra hơn.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Đối với ADHD, các thông tin cạnh tranh với nhau để giành được sự chú ý của não bộ, làm quá tải cảm giác có thể xảy ra.
  • Rối loạn lo âu tổng quát và PTSD: Mệt mỏi và căng thẳng đều có thể góp phần gây ra quá tải về cảm giác, khiến các giác quan trở nên nhạy cảm hơn trong các cơn hoảng sợ và các đợt PTSD.
  • Đau cơ xơ hóa: Quá tải cảm giác thường xuyên có thể là một triệu chứng của đau cơ xơ hóa.
  • Bệnh đa xơ cứng (MS): Việc có quá nhiều kích thích từ các giác quan có thể gây ra quá tải cảm giác, đặc biệt là khi bùng phát các triệu chứng MS.

Ngoài ra, các bệnh lý khác như rối loạn cảm giác, hội chứng mệt mỏi mãn tínhhội chứng Tourette cũng có thể góp phần gây ra quá tải cảm giác.

5. Quá tải cảm giác ở trẻ em

Nếu trẻ có các hành vi như khóc không kiểm soát, phản ứng dữ dội với tiếng ồn lớn, lo lắng trước khi bước vào cuộc họp nhóm,... thì rất có thể đang bị quá tải cảm giác. Ngoài ra, trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như biểu hiện cảm xúc hạn chế, thiếu giao tiếp bằng mắt, khó tập trung ngay cả trong môi trường yên tĩnh, và chậm phát triển giọng nói.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cách giúp trẻ vượt qua quá tải cảm giác hiệu quả nhất.


Hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cách giúp trẻ vượt qua quá tải cảm giác hiệu quả nhất
Hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cách giúp trẻ vượt qua quá tải cảm giác hiệu quả nhất

6. Giải pháp

Nếu đang bị quá tải cảm giác, hãy dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề. Một số người bị kích hoạt bởi tiếng ồn, trong khi những người khác bị kích hoạt bởi đèn nhấp nháy và đám đông lớn.

Sau khi tìm được nguyên nhân, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với các tác nhân đó bằng cách:

  • Yêu cầu tắt đèn hoặc nhạc và đóng cửa để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn khi tham gia một buổi tụ tập xã hội
  • Lên danh sách các loại thực phẩm cần mua trước khi đến cửa hàng để tránh bị choáng ngợp bởi hàng loạt các lựa chọn, mùi hương và âm thanh trong quá trình mua sắm.
  • Tổ chức các cuộc nói chuyện ở góc phòng hoặc trong phòng riêng khi đang ở trong một cuộc họp lớn.
  • Lên kế hoạch rời khỏi sự kiện sớm nếu cảm thấy có lối thoát.
  • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp não hoạt động tốt hơn.

Dưới đây là danh sách các tình huống phổ biến gây nên quá tải cảm giác ở đa số mọi người:

  • Lễ kỷ niệm và tiệc tùng: Nơi có xu hướng có âm nhạc lớn và diễn ra vào ban đêm. Hỗn hợp giữa âm nhạc, mùi rượu, đèn nhấp nháy có thể khiến bạn cảm thấy quá tải và muốn rời khỏi cuộc vui.
  • Hồ bơi: Tiếng ồn lớn đến từ trẻ con, tiếng la hét, tiếng thức ăn có thể khiến bạn muốn rời khỏi ngay.

7. Điều trị quá tải cảm giác

Hiện không có nhiều lựa chọn điều trị cho tình trạng quá tải cảm giác. Hầu hết các phương pháp điều trị đều tập trung vào việc tránh các tình huống kích hoạt, giữ cho cơ thể được nghỉ ngơi và uống đủ nước nhất có thể.

Liệu pháp nghề nghiệp và liệu pháp dinh dưỡng có thể giúp trẻ kiểm soát kích thích và các yếu tố khởi phát. Một phương pháp trị liệu khác được gọi là tích hợp các giác quan vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Điều trị các tình trạng liên quan có thể cải thiện các triệu chứng quá tải cảm giác. Ví dụ, thuốc aripiprazole (Abilify) đã được phát hiện có tác dụng cải thiện quá trình xử lý cảm giác ở những người mắc chứng tự kỷ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe