Progesterone thấp: biến chứng, nguyên nhân

Nồng độ progesterone thấp có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp điều trị có thể áp dụng có thể giúp giải quyết tình trạng này. Liệu pháp hóc môn có thể là một phương án dài lâu cho nhiều người, đặc biệt là phụ nữ hậu mãn kinh.

1. Progesterone là gì?

Progesterone là một loại hóc môn có ở nữ giới. Nó được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau kì rụng trứng mỗi tháng. Hóc môn này là một phần quan trọng của chu kỳ kinh nguyệt và sự duy trì khả năng mang thai.

Progesterone giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nhiệm vụ chính của hóc môn này lại là giúp tử cung sẵn sàng cho việc mang thai. Sau quá trình rụng trứng của mỗi tháng, progesterone giúp làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho một quả trứng đã được thụ tinh làm ổ. Nếu không có trứng được thụ tinh, nồng độ progesterone sẽ sụt giảm và kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Còn nếu có một quả trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung, progesterone sẽ giúp duy trì niêm mạc tử cung trong suốt quá trình mang thai.

Progesterone rất cần thiết cho việc phát triển vú và cho con bú. Nó bổ sung một vài ảnh hưởng của estrogen, một loại hóc môn nữ khác. Nó cũng hoạt động với testosterone, tiền chất của hóc môn tuyến thượng thận.


Progesterone là một loại hormone được sản xuất bởi buồng trứng ở phụ nữ
Progesterone là một loại hormone được sản xuất bởi buồng trứng ở phụ nữ

2. Tôi có nên quan ngại về việc nồng độ progesterone thấp?

Progesterone đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong những năm tháng mang thai và sinh con. Nếu lượng progesterone trong cơ thể bạn không đủ cho quá trình này, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc có thai và duy trì thai kỳ.

Khi một trong hai buồng trứng phóng một quả trứng, lượng progesterone trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên. Hóc môn này giúp làm dày thêm tử cung nhằm chuẩn bị cho việc nhận trứng đã được thụ tinh. Nếu niêm mạc tử cung không đủ dày, trứng sẽ không làm tổ được.

Những triệu chứng từ việc có nồng độ progesterone quá thấp ở phụ nữ không mang thai có thể bao gồm:

Việc có lượng progesterone thấp còn có thể gây ra hiện tượng xuất huyết tử cung bất thường ở những phụ nữ không mang thai. Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh có thể cho thấy rằng buồng trứng đang hoạt động kém hiệu quả và sự thiếu hụt progesterone.

Nếu như bạn có thai, bạn vẫn sẽ cần progesterone để duy trì tình trạng của tử cung cho đến khi em bé chào đời. Cơ thể sẽ gia tăng sản xuất lượng progesterone, điều này sẽ đem tới những triệu chứng của việc mang thai gồm đau vú và buồn nôn. Nếu nồng độ progesterone quá thấp, tử cung sẽ không thể giữ được bé cho đến ngày sinh. Trong suốt thai kỳ, những triệu chứng do nồng độ progesterone thấp bao gồm rong huyếtsảy thai.

Progesterone thấp có thể là biểu hiện cho việc mang thai ngoài tử cung. Điều này có thể gây sẩy thai hoặc thai lưu.

Không có lượng progesterone để bổ sung, estrogen sẽ trở thành hóc môn chủ đạo. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng:


Progesterone thấp có thể gây biến chứng đau vú ở phụ nữ
Progesterone thấp có thể gây biến chứng đau vú ở phụ nữ

3. Xét nghiệm kiểm tra

Xét nghiệm progesterone (PGSN) có thể giúp bác sĩ biết được liệu nồng độ progesterone của bạn có có quá thấp không. Đây là một xét nghiệm máu đơn giản và không cần bất cứ sự chuẩn bị nào.

Xét nghiệm có thể cho bạn biết tại sao bạn lại gặp vấn đề trong việc mang thai. Nó cũng có thể xác nhận việc trứng của bạn đã rụng hay chưa. Xét nghiệm PGSN còn được sử dụng trong việc giám sát liệu pháp thay thế hóc môn hoặc tình trạng của một thai kỳ có nguy cơ cao. Nồng độ progesterone trong thai kỳ thường cao hơn so với bình thường. Và nồng độ này thậm chí sẽ cao hơn nữa nếu bạn có nhiều hơn một thai nhi.

Đàn ông, trẻ em, và phụ nữ hậu mãn kinh đều có lượng hóc môn progesterone ít hơn so với những phụ nữ đang trong thai kỳ. Nồng độ progesterone được đánh giá là “bình thường” tùy thuộc vào tuổi tác và giới tính của mỗi người. Ở phụ nữ, những yếu tố khác ảnh hưởng tới nồng độ progesterone là việc họ có đang mang thai hay đang trong kỳ kinh nguyệt hay không. Nồng độ progesterone sẽ dao động trong suốt kỳ kinh nguyệt. Lượng progesterone sẽ đạt đến đỉnh điểm 7 ngày trước ngày hành kinh và nồng độ sẽ trở nên khác nhau trong ngày.

Buồng trứng hoạt động kém hiệu quả làm giảm chất lượng của việc sản xuất progesterone. Trong thời kỳ mãn kinh, việc nồng độ estrogen và progesterone sụt giảm là điều bình thường.

4. Tôi có thể làm gì khi nồng độ progesterone quá thấp?

Bạn có thể sẽ không trải qua triệu chứng nào khi nồng độ progesterone thấp, và bạn cũng không cần phải điều trị. Nhưng nếu bạn mong muốn có em bé, liệu pháp hóc môn có thể mang lại kết quả. Liệu pháp hóc môn làm gia tăng lượng progesterone và làm dày thêm niêm mạc tử cung. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện cơ hội có được một thai kỳ khỏe mạnh và giữ thai cho đến ngày sinh.

Chứng rối loạn kinh nguyệt và xuất huyết bất thường có thể được cải thiện bằng liệu pháp hóc môn. Đối với những triệu chứng nghiêm trọng của mãn kinh, liệu pháp hóc môn liên quan đến sự phối hợp của estrogen và progesterone. Những phụ nữ chỉ sử dụng estrogen và không dùng progesterone có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.


Liệu pháp hormone giúp làm gia tăng lượng progesterone trong cơ thể người bệnh
Liệu pháp hormone giúp làm gia tăng lượng progesterone trong cơ thể người bệnh

Những sự lựa chọn điều trị bổ sung progesterone bao gồm:

  • Kem và gel có thể được bôi tại chỗ hoặc bôi vào âm đạo
  • Thuốc đặt, thường dùng để điều trị việc progesterone thấp gây ra các vấn đề về sinh sản.
  • Thuốc uống, chẳng hạn như Provera

Liệu pháp hóc môn (dù chỉ dùng estrogen hay sự phối hợp của cả estrogen và progesterone) đều có thể làm nhẹ đi các triệu chứng như:

  • Những cơn nóng bừng
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khô âm đạo

Với một số phụ nữ, progesterone còn có thể giúp cải thiện tâm trạng. Progesterone dạng thuốc uống còn mang lại cảm giác xoa dịu và dễ đi vào giấc ngủ.

Liệu pháp hóc môn có thể làm tăng nguy cơ:

Bác sĩ sẽ khuyên bạn không áp dụng liệu pháp hóc môn nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh như:


Phụ nữ mắc ung thư vú không nên sử dụng liệu pháp hormone
Phụ nữ mắc ung thư vú không nên sử dụng liệu pháp hormone

Các biện pháp tự nhiên nhằm tăng nồng độ progesterone gồm:

  • Tăng cường vitamin B và C, những vitamin cần thiết trong việc duy trì nồng độ progesterone
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như động vật có vỏ (nghêu sò ốc hến ...)
  • Kiểm soát mức độ căng thẳng, vì khi căng thẳng cơ thể bạn sẽ giải phóng cortisol thay vì progesterone

Progesterone thường không được bổ sung ở những phụ nữ đang trải qua các triệu chứng của mãn kinh do sự mất cân bằng hóc môn. Điều này là vì hầu hết các triệu chứng mãn kinh đều bị gây ra bởi sự sụt giảm nồng độ estrogen.

Sử dụng liệu pháp hóc môn thay thế tồn tại một số rủi ro, vì thế cần thiết phải tư vấn ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc kê đơn được điều chế để tương thích với cơ thể bạn tương tự như những hóc môn tự nhiên trong cơ thể. Đôi khi chúng còn được gọi là hóc môn “tương thích sinh học”. Nhưng mặc dù nghe có vẻ hoàn toàn tốt, chúng cũng có những nguy cơ giống như những công thức thuốc kê đơn khác.

Điều quan trọng là cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để biết được phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho bạn. Sẽ có thể tốn một vài tuần để thấy được kết quả từ liệu pháp hóc môn. Hãy kiểm tra thường xuyên với bác sĩ để đánh giá lại kế hoạch điều trị theo liệu trình của bạn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe