Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Phục hồi chức năng bàng quang ở bệnh nhân tiểu không tự chủ rất quan trọng, giúp bệnh nhân đi tiểu bình thường, giảm nguy cơ tái phát bệnh.
1. Bệnh tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là tình trạng bệnh nhân không kiểm soát được hoạt động đi tiểu, nước tiểu có thể rò rỉ bất cứ lúc nào. Tiểu không tự chủ được chia làm 3 loại:
- Tiểu không tự chủ khi gắng sức.
- Tiểu không tự chủ cấp.
- Tiểu không tự chủ thể hỗn hợp.
2. Phục hồi chứng năng bàng quang ở bệnh nhân tiểu không tự chủ
2.1. Nguyên tắc hoạt động của bàng quang
Nước tiểu bao gồm nước thải dư thừa và muối được thận lọc ra từ máu. Nước tiểu được thận bơm xuống các niệu quản. Bình thường, nước tiểu chỉ được chảy một chiều. Các niệu quản có chức năng như một túi chứa. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu thông qua tủy sống đến não. Khi nhận được tín hiệu, não sẽ gửi tín hiệu phản hồi xuống bàng quang, lệnh cho thành bàng quang co lại, cơ thắt, van nằm ở gần niệu đạo dần thả lỏng và mở ra để nước tiểu chảy ra ngoài.
Khi gặp một vấn đề bất thường hoặc một cơ quan nào đó bị tổn thương, hệ thống điều khiển bàng quang sẽ trở nên bối rối, tín hiệu truyền giữa bàng quang và não bộ bị ảnh hưởng, không còn được chính xác và linh hoạt.
2.2. Nguyên tắc phục hồi chức bàng quang và điều trị tiểu không tự chủ
- Điều trị tiểu không tự chủ tùy thuộc vào loại rỉ nước tiểu, số lần đi tiểu, mức độ nặng nhẹ của bệnh
- Điều trị tiểu không tự chủ dựa trên nguyên nhân gây bệnh
- Phối hợp nhiều phương pháp điều trị
- Bắt đầu bằng điều trị không xâm lấn, thay đổi hành vi, lối sống, phục hồi chức năng. Nếu biện pháp này thất bại thì mới sử dụng các biện pháp khác.
2.3. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng bàng quang
- Thay đổi lối sống, hành vi: cách này sẽ có hiệu quả trong một số trường hợp tiểu không tự chủ
- Tập luyện bàng quang: tập luyện bàng quang đơn độc hoặc phối hợp tập luyện bàng quang với các phương pháp kích thích điện, thay đổi lối sống. Phương pháp tập luyện bàng quang rất tốt cho trường hợp tiểu không tự chủ cấp
- Tập cơ đáy chậu (bài tập Kegel): giúp làm khỏe cơ thắt niệu đạo, cơ đáy chậu. Đây là các nhóm cơ giúp kiểm soát việc đi tiểu. Có thể tập bài tập này nhiều lần trong ngày, mọi lúc mọi nơi
- Kích thích điện: điện được đưa vào trong âm đạo hoặc trực tràng để kích thích bàng quang. kích thích điện cho hiệu quả khá tốt, giúp các nhóm cơ đáy chậu manh hơn, cải thiện hiện tượng rỉ nước tiểu, rỉ nước tiểu cấp. Phương pháp này đòi hỏi kiên trì, áp dụng liên tục, kéo dài, kết hợp với nhiều phương pháp khác
- Phản hồi sinh học
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám, sàng lọc bệnh lý tiết niệu giúp khách hàng phát hiện sớm khả năng có thể mắc các bệnh tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý về tiền liệt tuyến (phì đại lành tính tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến); Các bệnh lý sỏi tiết niệu.... từ đó giúp khách hàng có những biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả.
Khi đăng ký Gói khám, sàng lọc bệnh lý tiết niệu, khách hàng sẽ được:
- Khám chuyên khoa ngoại tiết niệu.
- Siêu âm hệ tiết niệu.
- Định lượng PSA toàn phần.
- Định lượng PSA tự do.
- Cấy nước tiểu.
Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.
Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa
Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.