Phù chân khi đứng lâu có thể là bệnh lý của mạch máu thường gặp ở những người làm việc tĩnh tại, ngồi một chỗ, hay đứng lâu. Tác dụng của trọng lực cùng với thiếu vận động làm cho dòng máu bị ứ trệ ở hai chân và không trở về được tim đó là những người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân cũng thường có biểu hiện phù quanh mắt cá.
1. Chân bị sưng phù là bệnh gì?
- Phù chân là tình trạng sưng căng chân do nước thoát ra khỏi lòng mạch để ứ đọng ở khoảng gian bào gây phù. Phù chân do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm:
- Phù do các bệnh tim mạch thường là suy tim phải dẫn đến tuần hoàn ở hệ tĩnh mạch bị ứ trệ làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây hiện tượng nước trong tĩnh mạch thoát ra ngoài khoảng gian bào gây phù.
- Phù do các bệnh lý về thận. Bệnh thận có thể gây mất protein gây phù.
- Phù cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý về gan. Bệnh xơ gan làm giảm khả năng sản xuất albumin của gan, dẫn đến phù do giảm áp lực keo
- Các nguyên nhân phù chân khác như: mang thai, tắc mạch, phù bạch huyết,...
- Phù chân khi đứng lâu có thể là bệnh lý của mạch máu thường gặp ở những người làm việc tĩnh tại, ngồi một chỗ, hay đứng lâu. Tác dụng của trọng lực cùng với thiếu vận động làm cho dòng máu bị ứ trệ ở hai chân và không trở về được tim đó là những người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân cũng thường có biểu hiện phù quanh mắt cá.
2. Tìm hiểu về bệnh mạch máu gây phù chân khi đứng lâu: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng của tĩnh mạch chi dưới giảm khả năng đưa máu trở về tim dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại ở chân sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh có biểu hiện gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm, mất thẩm mỹ... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
- Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường gặp ở nữ giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, ngành nghề phải đứng lâu như bán hàng, giáo viên,...
- Có một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch bao gồm:
- Tư thế làm việc phải đứng ngồi một chỗ lâu ít vận động, thường xuyên phải mang vác nặng... làm cho máu bị dồn xuống hai chân nhiều làm tăng áp lực tĩnh mạch, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều dẫn đến ứ máu ở hai chân.
- Làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
- Tuổi cao dễ bị suy giãn tĩnh mạch
- Biểu hiện bệnh
- Giai đoạn đầu người bệnh thường có biểu hiện đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò về đêm. Những triệu chứng thường mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chi khi chưa giãn nhiều, lúc giãn, lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
- Giai đoạn tiến triển có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do có biểu hiện loạn dưỡng. Các tĩnh mạch căng lên gây cảm giác nặng tức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm máu trên da...
- Giai đoạn biến chứng, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối (biến chứng của viêm tĩnh mạch nông huyết khối là thuyên tắc tĩnh mạch sâu đoạn gần, đoạn xa và thuyên tắc phổi), chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.
Khám lâm sàng
- Biểu hiện phù chân
- Sờ nắn để đánh giá độ chắc vùng chi dưới quan trọng là bắp chân.
- Nhìn thấy ngay tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới da.
- Các thay đổi ở da như chàm, loét da do thiểu dưỡng da, hoại tử các mô da
- Nghiệm pháp gõ sóng xác định suy van tĩnh mạch hiển.
- Nghiệm pháp cough test :Xác định suy van tĩnh mạch hiển – đùi.
- Nghiệm pháp Trendelenburg: xác định suy van tĩnh xuyên, tĩnh mạch hiển lớn.
3. Làm sao để phát hiện được bệnh sớm?
Ở giai đoạn đầu có biểu hiện âm thầm, rất khó phát hiện, cảm giác như là đứng lâu mỏi chân, nặng chân. Về chiều có các triệu chứng như sưng chân. Về đêm sẽ có các triệu chứng như chuột rút, chân không yên. Đồng thời nhìn thấy các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, màu xanh, tím dưới da. Có thể có các thay đổi màu sắc ở da do biến dưỡng da, chàm, loét da.
Những triệu chứng trên báo hiệu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.