Phẫu thuật nội soi sinh thiết u trong ổ bụng

Sinh thiết u trong ổ bụng dưới sự hướng dẫn của nội soi là một kỹ thuật xâm lấn ở mức tối thiểu, an toàn, bệnh nhân ít đau, ít tai biến nên được sử dụng ngày càng rộng rãi.

1. Vai trò của phẫu thuật nội soi sinh thiết u trong ổ bụng

U trong ổ bụng thường là biểu hiện bệnh lý của các tạng trong ổ bụng. Các tạng như gan, lách, tụy, dạ dày, đại tràng, tử cung, buồng trứng, hệ thống hạch,... khi có tổn thương ác tính phần lớn sẽ biểu hiện là những khối u. 70-80% bệnh nhân mắc các bệnh lý ung thư gan, ung thư tụy, ung thư dạ dày ở Việt Nam nhập viện với tình trạng u ổ bụng.

Ngoài ra, u trong ổ bụng còn là biểu hiện trong giai đoạn muộn của tổn thương lành tính dạng nặng (kyst), u hỗn hợp, u xơ cơ,...Các khối u phát triển với kích thước lớn khi sắp vỡ hoặc vỡ sẽ gây tình trạng chảy máu trong, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.


Tổn thương tạng ác tính sẽ hình thành khối u trong ổ bụng
Tổn thương tạng ác tính sẽ hình thành khối u trong ổ bụng

Sinh thiết là một kỹ thuật nhằm mục đích lấy mẫu bệnh phẩm như mẫu mô, tế bào ra khỏi cơ thể để thực hiện xét nghiệm giải phẫu học hoặc đem đi phân tích về mặt hóa học. Sinh thiết được thực hiện để biết chắc chắn một chỗ nào đó nghi ngờ có phải ung thư hay không, ngoài ra sinh thiết còn dùng để tìm ra nguyên nhân của nhiễm trùng hoặc sưng bất thường. Kết quả sinh thiết đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn phương pháp điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị.

Sinh thiết u trong ổ bụng dưới sự hướng dẫn của nội soi là một kỹ thuật xâm lấn ở mức tối thiểu, an toàn, bệnh nhân ít đau, ít tai biến nên được sử dụng ngày càng rộng rãi.

2. Phẫu thuật nội soi sinh thiết u trong ổ bụng thực hiện trong những trường hợp nào?

Phẫu thuật nội soi sinh thiết u trong ổ bụng được chỉ định đối với:

  • U trong ổ bụng mới phát hiện hoặc lớn lên trong quá trình theo dõi trên X-quang quy ước mà chưa có chẩn đoán
  • U trong ổ bụng quá giai đoạn phẫu thuật cần xác định rõ bản chất để tiếp tục lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp khác.

Nội soi sinh thiết u trong ổ bụng không được thực hiện với các bệnh nhân có tiểu cầu <100.000/ml, bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc có chống chỉ định bơm hơi phúc mạc như mắc bệnh van tim, bệnh mạch vành, bệnh tâm phế mãn,...


Không nội soi sinh thiết u trong ổ bụng với bệnh nhân có tiểu cầu < 100.000/ml
Không nội soi sinh thiết u trong ổ bụng với bệnh nhân có tiểu cầu < 100.000/ml

3. Các bước thực hiện nội soi sinh thiết u trong ổ bụng

Trước khi phẫu thuật: Nhân viên y tế sẽ tư vấn cho người bệnh và gia đình mục đích của phẫu thuật cũng như các nguy cơ có thể gặp phải. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi bệnh nhân và gia đình đồng ý ký vào giấy đồng ý phẫu thuật. Để chuẩn bị cho ca mổ, người bệnh được làm các xét nghiệm cơ bản, chụp phim X-quang, đo điện tâm đồ, siêu âm tim. Bồi phụ nước và điện giải, kháng sinh dự phòng trước mổ.

Trước khi tiến hành, kíp mổ sẽ kiểm tra lại hồ sơ gồm biên bản hội chẩn, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền phẫu và tiền mê. Kiểm tra lại để chắc chắn là đúng người bệnh.

Các bước của quá trình phẫu thuật nội soi sinh thiết u trong ổ bụng:

  • Tùy theo vị trí khối u trong ổ bụng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trong quá trình mổ. Bệnh nhân sau đó được đặt ống thông dạ dày và gây mê nội khí quản.
  • Bác sĩ sẽ đặt trocar đầu tiên 10mm tại vùng rốn dành cho ống nội soi, theo phương pháp mở. Hai trocar còn lại sẽ đặt tùy vị trí khối u để dễ thao tác.
  • Sau khi tiếp cận khối u, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng kéo phẫu thích cắt mẩu khối u ở nhiều vị trí nghi ngờ.

Bác sĩ dùng kéo phẫu cắt mẩu khối u ở các vị trí nghi ngờ để kiểm tra
Bác sĩ dùng kéo phẫu cắt mẩu khối u ở các vị trí nghi ngờ để kiểm tra

  • Sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ xem có chảy máu hoặc các tai biến khác không. Nếu tình trạng ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành hút sạch dịch, tháo các trocar, tháo hơi và đóng lại các lỗ trocar, kết thúc phẫu thuật.

Người bệnh sẽ được truyền dịch và đặt ống thông dạ dày trong 12 giờ sau mổ, sau đó có thể ăn nhẹ. Mạch, thân nhiệt, huyết áp, tình trạng bụng chướng,... được theo dõi chặt chẽ sau mổ để theo dõi tình trạng chảy máu sau sinh thiết.

4. Xử lý các tai biến sau mổ nội soi sinh thiết u trong ổ bụng

Chảy máu là tai biến thường gặp nhất sau phẫu thuật nội soi sinh thiết u trong ổ bụng, thường là chảy máu từ diện u sinh thiết. Chảy máu thường được điều trị bằng nội khoa, nếu không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lại để cầm máu.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe