Phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Thủng dạ dày là cấp cứu ngoại khoa, cần phải can thiệp mổ sớm mới có thể cứu sống người bệnh. Phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày là phương pháp chủ yếu nhất để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa ngoại tiêu hóa và gây mê hồi sức có kinh nghiệm cùng với hệ thống phẫu thuật nội soi đồng bộ.

1. Chỉ định và chống chỉ định trong phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày

Phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày được chỉ định cho tất cả trường hợp được chẩn đoán thủng dạ dày, có phân loại tình trạng sức khỏe theo ASA ≤ 3.

Chống chỉ định của phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày trong các trường hợp:

2. Phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày được tiến hành như thế nào?

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm cấp cứu cần thiết, tiêm kháng sinh trước mổ (cephalosporin thế hệ 3 tiêm tĩnh mạch), đặt ống thông dạ dày, truyền dịch để bù nước và điện giải. Đồng thời, điều dưỡng sẽ thực hiện vệ sinh vùng mổ, đặt ống thông tiểu.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản, nằm tư thế đầu cao, chân thấp một góc 15-30 độ, phẫu thuật viên chính đứng phía bên trái người bệnh, người cầm camera đứng bên trái của phẫu thuật viên chính, dụng cụ viên đứng phía bên phải người bệnh.

Quy trình phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày gồm các bước:

  • Thì 1: Phẫu thuật viên đặt optic 10mm và bơm hơi vào ổ phúc mạc bằng cách sử dụng Allis kẹp dọc rốn, sau đó nâng rốn lên để rạch da ngang dưới rốn theo chiều từ trên xuống dưới. Mở mạc rốn, cân rốn để vào ổ phúc mạc. Sau khi đặt trocar, thực hiện bơm hơi vào ổ phúc mạc.
  • Thì 2: Phẫu thuật viên đánh giá tình trạng lỗ thủng và ổ phúc mạc. Tiếp tục đặt 2 trocar 5mm vào hai bên hông. Lấy dịch ổ phúc mạc để làm kháng sinh đồ. Đánh giá tình trạng của dạ dày, môn vị, tình trạng lỗ thủng bao gồm vị trí lỗ thủng, đường kính, độ xơ chai và mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh, thực hiện sinh thiết để kiểm tra xem có biểu hiện ác tính không.
  • Thì 3: Phẫu thuật viên khâu lỗ thủng bằng chỉ liền kim loại tiêu chậm Vicryl 2.0 dài khoảng 18-20cm. Nếu lỗ thủng nhỏ hơn 1cm, khâu một mũi chữ X toàn thể, hướng khâu đi theo trục của ống tiêu hoá. Nếu lỗ thủng lớn hơn 1cm thì thường phải khâu 2-3 mũi rời, khâu theo chiều của ống tiêu hoá để khi thắt chỉ đường khâu nằm ngang không gây hẹp môn vị. Nếu ổ loét xơ chai thì sau khi khâu có thể phủ mạc nối lớn lên đường khâu và dùng chỉ cố định vào đường khâu.
  • Thì 4: Thực hiện các bước rửa ổ bụng bằng cách hút sơ bộ dịch trong ổ phúc mạc. Sau đó tiến hành rửa ổ phúc mạc từ góc 1⁄4 trên phải đến 1⁄4 trên trái, dưới trái, dưới phải và túi cùng Douglas. Rửa sạch toàn bộ các chất bẩn và giả mạc trong bụng kết hợp với thay đổi tư thế người bệnh để rửa sạch các khoang. Có thể dùng ống thông dạ dày để đặt dẫn lưu dưới gan hay dẫn lưu túi cùng Douglas.
  • Thì 5: Đóng các lỗ trocar.

Phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày là phương pháp chủ yếu nhất để điều trị thủng dạ dày
Phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày là phương pháp chủ yếu nhất để điều trị thủng dạ dày

3. Theo dõi sau phẫu thuật

  • Thời gian đặt ống thông dạ dày ít nhất là 48 giờ, ống thông được giữ cho đến khi bệnh nhân có nhu động ruột.
  • Bù nước và điện giải.
  • Bệnh nhân được nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cho đến khi có thể ăn trở lại được.
  • Dẫn lưu ổ bụng được rút khi không còn chảy dịch, thường từ 24- 48 giờ.
  • Dùng kháng sinh theo chế độ kháng sinh điều trị, được dùng tới 5 ngày hoặc đến khi hết sốt.
  • Dùng các thuốc kháng acid như thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc ức chế thụ thể H2.
  • Sử dụng phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori như OCA (omeprazole, clarithromycin, amoxicillin), OAM (omeprazole, amoxycillin, metronidazole).
  • Sau mổ 24 giờ, bệnh nhân có thể dậy vận động.

4. Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày

  • Chảy máu sau phẫu thuật nội soi: Phải tiến hành mổ lại cầm máu.
  • Chỗ khâu bị bục: Khâu lại chỗ bục hoặc dẫn lưu.
  • Áp xe tồn dư: Mổ lại hoặc điều trị bằng thuốc kháng sinh kèm chọc hút.

Tóm lại, phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày là phương pháp chủ yếu nhất để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa ngoại tiêu hóa và gây mê hồi sức có kinh nghiệm cùng với hệ thống phẫu thuật nội soi đồng bộ.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh, khách hàng lựa chọn nội soi tại Vinmec sẽ tận hưởng những ưu điểm như:

  • Các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong nội soi.
  • Các phương tiện trang thiết bị hiện đại, đạt hiệu quả điều trị cao: Hệ thống C-Am, máy siêu âm trong mổ giúp định vị rõ vị trí và giúp cho phẫu thuật viên theo dõi tình trạng người bệnh trong, sau mổ để có thể mang lại kết quả nội soi tốt, hạn chế biến chứng. Hệ thống máy nội soi ống soi mềm hiện đại nhất của Đức cho hình ảnh rõ nét chính xác, dễ sử dụng.
  • Các thiết bị dụng cụ tiêu hao trong mổ được qua các quy trình kiểm tra tiệt khuẩn nghiêm ngặt, Vinmec chỉ sử dụng sản phẩm chất lượng cao và đặc biệt là chỉ sử dụng 1 lần để đảm bảo vô trùng và mang đến đến kết quả tốt cho bệnh nhân.
  • Với các phương tiện hiện đại, chẩn đoán chính xác, lựa chọn phương pháp mổ phù hợp, khách hàng chỉ dùng 1 liều kháng sinh dự phòng duy nhất, không phải dùng kháng sinh liều cao kéo dài, không đau, thời gian nằm viện ngắn, chỉ từ 1- 2 ngày. Do đó, tiết kiệm được chi phí điều trị.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Hệ thống phòng bệnh văn minh hiện đại, mỗi bệnh nhân một phòng, được phục vụ toàn diện từ theo dõi các thông số bệnh, các bữa ăn, chế độ nghỉ ngơi, tập luyện, giáo dục sức khỏe, mỗi phòng bệnh được trang bị tiện nghi giống một căn hộ khách sạn, thông tin bệnh nhân được bảo mật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe