Phẫu thuật điều trị u lành tính ở thanh quản

U lành thanh quản gồm nhiều vấn đề khác nhau như polyp, hạt xơ, u nhú... và có thể được điều trị thông qua phẫu thuật. Phẫu thuật u lành tính thanh quản là một thủ thuật dùng để loại bỏ các khối u trên trực tiếp, đảm bảo sức khỏe và các hoạt động sống bình thường tại thanh quản của bệnh nhân.

1. Đại cương về bệnh học u lành thanh quản

U lành thanh quản bao gồm nhiều loại u nhỏ ở vùng thanh quản như polyp thanh quản, u nhú thanh quản (hay papilloma), u nang, u máu, hạt xơ dây thanh... Trong đó, thường gặp nhất là polyp thanh quản, u nhú thanh quản và hạt xơ dây thanh.

Polyp thanh quản

Là các u nhỏ trong lòng thanh quản, có nguyên nhân do thoái hóa niêm mạc, do phù nề hay do sự sản xuất quá mức của tổ chức biểu mô/tổ chức liên kết... Khi bị polyp thanh quản, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng sau:

Khàn tiếng, mất hơi: polyp càng to sẽ càng khiến khoảng hở thanh môn rộng hơn khi nói, khiến giọng nói khàn đặc và mất nhiều hơi, do đó rất dễ hụt hơi khi nói chuyện.

Đối với Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc ở mặt trên của dây thanh quản, giọng nói của bệnh nhân trở nên lật bật, khó nghe.

U nhú thanh quản

U nhú thanh quản hay còn gọi là Papilloma thanh quản là các u sùi lành tính hình thành trong thanh quản do sự quá sản các gai nhú dưới lớp biểu mô. Nguyên nhân gây ra Papilloma thanh quản đến nay vẫn chưa xác định rõ, có thể do nội tiết hoặc do virus gây ra.

Bệnh u nhú thanh quản có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi, rất dễ tái phát. Khi bị papilloma thanh quản, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như:

Hạt xơ dây thanh

Hạt xơ dây thanh bao gồm u nhỏ cỡ hạt gạo, mọc tự do ở khoảng 1/3 trước và 1/3 giữa của dây thanh, bao gồm nhân xơ, bên ngoài là biểu mô quá sản.

Hạt xơ dây thanh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên dây thanh đối xứng nhau. Đây là loại u lành thanh quản thường gặp ở người trưởng thành, ít gặp ở trẻ em, thường có nguyên nhân do viêm thanh quản hay do lạm dụng giọng nói quá mức.

Khi bị hạt xơ dây thanh, bệnh nhân có các biểu hiện sau:

    • Khàn tiếng: ban đầu là khàn tiếng theo từng đợt, sau đó giọng nói trở lại bình thường, dần dần khàn tiếng liên tục. Mức độ khàn tiếng có thể từ nhẹ đến nặng tùy theo kích thước của hạt xơ cũng như mức độ nhược cơ dây thanh.
    • Mất nhiều hơi khi nói.

U lành thanh quản bao gồm nhiều loại u nhỏ ở vùng thanh quản như polyp thanh quản, u nhú thanh quản (hay papilloma), u nang, u máu, hạt xơ dây thanh...
U lành thanh quản bao gồm nhiều loại u nhỏ ở vùng thanh quản như polyp thanh quản, u nhú thanh quản (hay papilloma), u nang, u máu, hạt xơ dây thanh...

2. Phẫu thuật u lành tính thanh quản là gì?

Phẫu thuật u lành tính thanh quản thuộc loại phẫu thuật nội soi, dùng để loại bỏ trực tiếp khối u thanh quản thông qua soi treo, được chỉ định cho mọi khối u lành nằm trong vùng thanh quản. Phẫu thuật này phù hợp với mọi người và không có chống chỉ định đặc biệt, tuy nhiên vẫn có các chống chỉ định chung như nhiều phẫu thuật gây mê khác như tuổi tác, dị ứng...

Người thực hiện mổ u lành tính thanh quản là một bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng từ chuyên khoa I trở lên, có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

3. Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật u lành thanh quản?

Trước hết, bệnh nhân cần được khám và làm các kiểm tra về hình ảnh để xác định chính xác vị trí cũng như kích thước khối u nang trong thanh quản. Bệnh nhân và người thân cũng phải được bệnh viện giải thích cụ thể về phẫu thuật.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và tỷ lệ thành công cao của phẫu thuật, cần điều trị phối hợp nhằm ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dịch dạ dày (nếu có), nhờ đó hạn chế khả năng dịch dạ dày gây nhiễm trùng vết mổ, khiến thời gian hồi phục của bệnh nhân kéo dài.

Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật u lành tính thanh quản bao gồm:

  • Một số xét nghiệm cơ bản trước phẫu thuật.
  • Phim chụp cổ thẳng và cổ nghiêng.
  • Kết quả siêu âm tuyến giápchụp xạ hình tuyến giáp khi bác sĩ nghi ngờ tuyến giáp lệch vị trí.

4. Phẫu thuật u lành tính thanh quản được thực hiện như thế nào?

4.1 Gây mê

Thủ thuật gây mê trong mổ u thanh quản là gây mê nội khí quản. Nếu như u to và có hiện tượng khó thở, cần phải chọc hút để giảm bớt thể tích trước khi gây mê. Trái lại, nếu như khối u nhỏ, đáy lưỡi không quá dày, bệnh nhân có thể chỉ cần gây tê tại chỗ.

4.2 Các kỹ thuật được thực hiện trong mổ u lành tính thanh quản

  • Soi thanh quản bằng bộ soi chuyên dụng để bộc lộ rõ khối u thanh quản.
  • Sử dụng các dụng cụ vi phẫu để loại bỏ khối u.
  • Kiểm tra, cầm máu bằng đông điện đơn cực (hoặc lưỡng cực).

5. Theo dõi bệnh nhân hậu phẫu và các biến chứng nếu có


Bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh trong vòng 5 ngày sau mổ để hạn chế khả năng nhiễm trùng vết mổ
Bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh trong vòng 5 ngày sau mổ để hạn chế khả năng nhiễm trùng vết mổ

5.1 Chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu như thế nào?

5.2 Những biến chứng có thể xảy ra đối với phẫu thuật điều trị u lành tính thanh quản

Bệnh nhân có thể gặp một số rủi ro sau khi thực hiện mổ u thanh quản lành tính gồm:

  • Nhiễm trùng vết mổ: sử dụng kháng sinh để điều trị.
  • Chảy máu: nếu như chỉ xảy ra ở mạch máu nhỏ, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc cầm máu hay ngậm đá lạnh. Trường hợp bệnh nhân chảy nhiều máu và liên tục, cần phải mổ để cầm máu.

Phẫu thuật u lành tính thanh quản là một thủ thuật phổ biến dùng để điều trị các khối u lành tính vùng thanh quản một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy đây là phẫu thuật phù hợp với hầu hết mọi đối tượng, nhưng vì có sự xâm lấn, nó vẫn có thể đem lại các rủi ro nhất định. Vì vậy, bệnh nhân cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trước và sau mổ để đảm bảo tỷ lệ thành công của phẫu thuật là cao nhất.

Xem thêm:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe