Dị dạng mạch máu ngoài sọ là những bất thường bẩm sinh mạch máu bên ở dưới da đầu, ngoài sọ. Biến chứng nguy hiểm nhất mà dị dạng mạch máu ngoài sọ não gây ra là chảy máu não và động kinh.
1. Dị dạng mạch não ngoài sọ là gì?
Dị dạng mạch não ngoài sọ được xuất hiện dưới dạng búi, nang, đám ở các mạch máu dưới da đầu, ngoài sọ. Đây là những bất thường bẩm sinh xuất hiện do quá trình phát triển bất thường của hệ thống mạch máu.
Chảy máu não và động kinh là hai triệu chứng thường gặp của dị dạng mạch não ngoài sọ.
2. Phẫu thuật dị dạng mạch máu ngoài sọ não
Hiện nay, để điều trị dị dạng mạch máu này, người ta có thể dùng tới 4 phương pháp: Phẫu thuật, xạ phẫu, nút mạch và điều trị bảo tồn.
Với sự xuất hiện của kính vi phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật thể hiện được tính ưu việt hơn.
Phẫu thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp các dị dạng mạch não làm biến dạng xương sọ, nội sọ bị xâm lấn. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, các dị dạng này còn gây mất thẩm mỹ và chức năng của da đầu.
Cũng giống như các cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật dị dạng mạch máu có thể xảy ra các tai biến như: Nhiễm trùng, chảy máu.... Do vậy, trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần tham khảo cẩn thận ý kiến bác sĩ.
3. Quy trình phẫu thuật dị dạng mạch máu ngoài sọ não
Bước 1: Chuẩn bị
- Sự chuẩn bị trước khi phẫu thuật vô cùng quan trọng, nó đánh giá sự thành công hay thất bại của ca mổ. Phẫu thuật dị dạng mạch máu ngoài sọ não yêu cầu: 2 bác sĩ (một bác sĩ phẫu thuật chính và một bác sĩ mổ hỗ trợ); 2 điều dưỡng. Ngoài ra, ca phẫu thuật cần một bác sĩ gây mê và 1 điều dưỡng gây mê.
- Về dụng cụ phẫu thuật: Yêu cầu chuẩn bị đầy đủ dụng cụ gây mê nội khí quản, Dụng cụ mở sọ; Kính vi phẫu; Vật tư tiêu hao như: Gạc, bông sọ; Bộ dẫn lưu kín đặt ở dưới da
- Trước khi phẫu thuật, để bảo đảm an toàn, tránh nhiễm trùng, người bệnh được cạo tóc sạch sẽ, sát trùng vùng mổ.
- Ca phẫu thuật có thể diễn ra trong vòng 4-5h
Bước 2: Tiến hành phẫu thuật
- Bệnh nhân được đặt nằm ở tư thế phù hợp để tiến hành lấy khối dị dạng. Sau khi gây mê nội khí quản, bác sĩ thực hiện rạch da, bóc tách da để bộc lộ khối dị dạng.
- Sau khi lấy được khối dị dạng. Bác sĩ sử dụng dao đốt lưỡng cực để cầm. Cuối cùng tạo hình lại xương sọ và da đầu
Bước 3: Bác sĩ đóng vết mổ. Phẫu thuật kết thúc.
4. Theo dõi sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi sát sao tại phòng hồi sức, liên tục theo dõi huyết áp, nhiệt độ,.... Bệnh nhân được thở máy và sử dụng an thần. Để tránh xảy ra tai biến, bệnh nhân cần được theo dõi chảy máu vết mổ.
Khi xảy ra tai biến, bệnh nhân cần được xử lý ngay lập tức.
- Chảy máu: mổ lại để lấy máu tụ, tìm nguồn chảy máu và cầm máu
- Mất máu do phẫu thuật: truyền máu theo chỉ định
- Nhiễm trùng, hoại tử do thiếu máu: dùng các vạt da đầu có cuống, các vạt vi phẫu để tái tạo lại da đầu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.