Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi

Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi là một trong những phương pháp được áp dụng để điều trị một số bệnh lý về mạch máu ở ngoại vi hay mạch máu ở các chi, có thể là tổn thương những mạch máu lớn hoặc chấn thương mạch máu ngoại vi.

1. Mạch máu ngoại vi là gì?

Mạch máu ngoại vi được định nghĩa là hệ thống mạch máu của chi trên và chi dưới trong cơ thể con người. Mạch máu ngoại vi ở các chi thường là những mạch máu có kích thước lớn bao gồm:

  • Mạch máu ngoại vi chi trên: Được giới hạn từ động mạch dưới đòn đến động mạch quay và động mạch trụ, tĩnh mạch dưới đòn đến tĩnh mạch nách.
  • Mạch máu ngoại vi chi dưới: Được giới hạn từ động mạch chậu ngoài đến động mạch cẳng chân là động mạch chày trước và động mạch chày sau, tĩnh mạch khoeo đến tĩnh mạch chậu ngoài.

Bệnh lý về mạch máu ngoại vi rất đa dạng và gồm nhiều loại bệnh lý khác nhau như bệnh về động mạch, bệnh về tĩnh mạch, bệnh về bạch mạch, bệnh tuần hoàn ngọn chi... Trên lâm sàng, bệnh lý mạch máu ngoại vi được chia làm 2 nhóm chính bao gồm bệnh mạch máu là bệnh do nguyên nhân từ chính mạch máu đó gây ra và bệnh tổn thương mạch máu cấp tính là những bệnh mang tính chất cấp cứu, bao gồm vết thương mạch máu, tắc động mạch chi cấp tính và chấn thương mạch máu ngoại vi. Trong đó, chấn thương mạch máu ngoại vi là trường hợp thường xuyên xảy ra dẫn đến những tổn thương mạch máu ngoại vi cấp tính vì một số nguyên nhân phổ biến như tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra, cần được xử lý kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này gây ra.

2. Chấn thương mạch máu ngoại vi


Gãy xương có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương mạch máu ngoại vi
Gãy xương có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương mạch máu ngoại vi

Chấn thương mạch máu ngoại vi ̧ trong đó chấn thương động mạch ngoại vi được định nghĩa là những tổn thương mạch máu ở 3 lớp của thành mạch, gây nên hiện tượng chảy máu lòng mạch làm cho chảy máu ngoài da, hoặc chỉ là chảy máu lớp dưới da, khiến cho sự lưu thông mạch máu bị tắc nghẽn. Triệu chứng lâm sàng của chấn thương mạch máu ngoại vi điển hình nhất là chảy máu, hình thành cục máu tự hoặc chảy máu ngoài da. Một số ca bệnh gặp phải tình trạng đứt đôi động mạch cơ với đường kính nhỏ hoặc những tổn thương động mạch vị trí đầu các chi thì xuất hiện triệu chứng mạch máu bị co thắt hoặc co kéo, cầm máu, hay còn gọi là dấu hiệu vết thương khô.

Nếu nguyên nhân của vết thương mạch máu thường do những vật sắc nhọn như dao, đạn đâm hoặc bắn vào cơ thể thì nguyên nhân của chấn thương mạch máu ngoại vi thường đa dạng và phức tạp hơn, được chia làm 2 loại nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp như sau:

  • Nguyên nhân gián tiếp: Là nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương mạch máu ngoại vi ̧ do gãy xương gây ra từ tai nạn khiến cho đầu xương đâm vào động mạch hoặc đầu xương làm dập nát động mạch nằm sát với xương bị gãy, thường là động mạch khoeo sau mâm chày.
  • Nguyên nhân trực tiếp: Ít gặp hơn nguyên nhân gián tiếp, do những vật tù rơi vào động mạch khiến cho những phần mềm trong cơ thể, trong đó có động mạch bị tổn thương, đôi khi cũng gây ra hiện tượng gãy xương.

3. Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi


Tắc động mạch chi thì có thể thực hiện biện pháp như tiến hành cấp cứu vết thương đứt mạch máu.
Tắc động mạch chi thì có thể thực hiện biện pháp như tiến hành cấp cứu vết thương đứt mạch máu.

Để xử trí những tổn thương mạch máu ngoại vi cấp tính như vết thương động mạch, chấn thương động mạch hay tắc các động mạch chi h thì có thể thực hiện các biện pháp như tiến hành cấp cứu vết thương đứt mạch máu, quan trọng hơn hết là phải thực hiện phẫu thuật thắt các mạch máu lcấp tínớn ngoại vi để ngăn chặn tình trạng chảy máu sớm nhất có thể.

Trước khi tiến hành thắt các mạch máu lớn thì cần chuẩn bị những bước như sau:

  • Giải thích cho gia đình và bệnh nhân về kỹ thuật chuẩn bị thực hiện đối với bệnh nhân đó, chú ý trình bày và giải thích những nguy cơ, biến chứng có khả năng xảy ra sau phẫu thuật như cụt chi, tử vong...
  • Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật để kiểm tra các vấn đề sức khỏe, bao gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm xác định nhóm máu, chức năng đông máu, xét nghiệm kiểm tra chức năng của các cơ quan như gan, thận, xét nghiệm các chỉ số điện giải, xét nghiệm 10 thông số nước tiểu, chụp X quang ngực thẳng...
  • Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để phẫu thuật.

Kỹ thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được thực hiện theo những bước như sau:

  • Tiến hành gây cô cảm cho bệnh nhân bằng cách gây tê tại chỗ, gây tê tủy sống hoặc có thể là gây mê nội khí quản, chú ý theo dõi chỉ số huyết áp và điện tim cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện.
  • Đặt thông tiểu cho bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thể sao cho phù hợp với vị trí của mạch máu ngoại vi cần thắt. Cụ thể hơn, nếu thắt động mạch nách thì để tay ngang 1 góc 90°, kèm theo kê gối dưới vai hoặc có thể để cho bệnh nhân nằm nghiêng sang bên 1 góc 90° và tay treo tạo thành góc 90°. Nếu như thắt động mạch cánh tay thì để bệnh nhân nằm ngửa và tay đặt ngang 90°, ngửa lòng bàn tay. Thắt động mạch đùi nên để bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa.
  • Tiến hành sát trùng vị trí cần phẫu thuật, sau đó trải toan.
  • Thực hiện rạch da dọc theo đường mạch máu, nếu là động mạch nách hoặc động mạch cánh tay thì đường ngang 1⁄2 giữa xương đòn hoặc bờ ngoài cơ ngực lớn, nếu là động mạch đùi chung và nông thì đường rạch sẽ là đường nối điểm giữa dây chằng bẹn và điểm trong 1⁄2 giữa lồi cầu trong xương đùi.
  • Bộc lộ phần động mạch cần để thắt.
  • Tiến hành thắt mạch máu đã bộc lộ với 2 lần thắt bằng chỉ tiêu chậm hoặc không tiêu.
  • 1 số trường hợp cần phải đặt dẫn lưu cho bệnh nhân sau khi thắt các mạch máu lớn.
  • Đóng vết mổ theo đúng các lớp giải phẫu.

Sau khi phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi cần theo dõi và xử trí một số vấn đề như sau:


Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần được theo dõi mạch,nhịp thở ,huyết áp và nhiệt độ.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần được theo dõi mạch,nhịp thở ,huyết áp và nhiệt độ.

  • Theo dõi chỉ số sinh hiệu như nhịp thở, mạch, nhiệt độ và huyết áp.
  • Nếu có chảy máu thì cần điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đông máu, có thể mổ lại nếu có khối máu đông lớn hoặc rối loạn về huyết động.
  • Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu máu cấp tính hậu phẫu thì cần lưu thông mạch trở lại hoặc cắt cụt.
  • Khi bệnh nhân gặp phải những vấn đề về đông máu như tăng cường đông máu hoặc giảm đông máu thì cần điều chỉnh thuốc chống đông Heparin sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Nếu có nhiễm trùng, có thể là nhiễm trùng toàn thân thì điều trị kháng sinh, tốt nhất là điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn cho bệnh nhân kèm theo truyền máu hoặc cắt chỉ ngắt đoạn, phẫu thuật lại và thay mạch tráng bạc.

Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi là một trong những chỉ định cần thiết nhằm kịp thời ngăn chặn những hậu quả do bệnh lý tổn thương mạch máu ngoại vi cấp tính gây ra, bao gồm vết thương động mạch, chấn thương mạch máu ngoại vi và tắc nghẽn động mạch chi. Đây là phẫu thuật phức tạp nên bệnh nhân khi có những triệu chứng nghi ngờ thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn chẩn đoán và tiến hành thắt các mạch máu lớn ngoại vi một cách hiệu quả nhất.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe