Phát triển giác quan của trẻ: Thính giác

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Chung Thị Mộng Thuý - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Trẻ sơ sinh sử dụng đôi tai của mình để tiếp nhận một lượng lớn thông tin về thế giới xung quanh. Thính giác của trẻ sơ sinh cũng giúp chúng học ngôn ngữ và kích thích sự phát triển của não bộ. Đó là lý do tại sao việc phát hiện các khiếm khuyết thính giác càng sớm càng tốt.

1. Trong gi ai đoạn phôi thai: khi nào thính giác của trẻ sơ sinh phát triển?

Vào khoảng 23 tuần , trẻ có thể nghe thấy âm thanh từ thế giới bên ngoài, bé có thể cảm nhận và phản ứng lại với các âm thanh bằng những cử động đơn giản. Đến tuần thứ 35, tất cả các bộ phận của tai đã được hình thành hoàn chỉnh, nhưng thính giác của trẻ vẫn tiếp tục được điều chỉnh tốt, ngay cả sau khi sinh.

2. Sự phát triển thính giác của trẻ sau sinh

Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh đã cảm nhận được giọng nói, đặc biệt là những âm vực cao. Trẻ sẽ phản ứng với những âm thanh quen thuộc như tiếng trò chuyện của cha mẹ và có thể giật mình vì những tiếng động lớn hoặc bất ngờ.

Ở mỗi trẻ phản ứng với âm thanh khác nhau. Ví dụ, một em bé nhạy cảm hơn có thể nhảy theo từng tiếng ồn nhỏ, trong khi một em bé bình tĩnh hơn có thể nghe được nhiều âm thanh hơn khi sải bước.

Đến khoảng 2 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều im lặng khi nghe thấy giọng nói quen thuộc và phát ra nguyên âm như ohh. Đừng lo lắng nếu con bạn thỉnh thoảng nhìn đi chỗ khác khi bạn đang nói chuyện hoặc đọc sách cho trẻ, nhưng hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu trẻ dường như không đáp lại giọng nói của bạn hoặc không giật mình với các âm thanh lớn từ môi trường bên ngoài.

Vào khoảng 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh, và đến 6 tháng tuổi, trẻ cố gắng bắt chước âm thanh. Đến 8 tháng, chúng nói bập bẹ và phản ứng với những thay đổi trong giọng nói. Vào sinh nhật đầu tiên của trẻ, trẻ có thể sẽ nói những từ đơn lẻ như "ma-ma" và "da-da" và đáp lại tên của chính mình và cơ quan thính giác của trẻ tiếp tục phát triển cho đến khoảng 12 tuổi.


Em bé của bạn có thể nghe thấy âm thanh từ thế giới bên ngoài ngay khi bạn đang mang thai được khoảng 23 tuần
Em bé của bạn có thể nghe thấy âm thanh từ thế giới bên ngoài ngay khi bạn đang mang thai được khoảng 23 tuần

3. Vai trò của cha mẹ khi phát triển thính giác cho trẻ

Những điều cha mẹ có thể làm bảo vệ và phát triển thính lực của trẻ:

  • Các vật dụng nguy hại để xa tầm tay của trẻ như vật nhọn sắc
  • Phòng ngừa nhiễm trùng tai, cho trẻ chích ngừa Hemophilus, phế cầu...
  • Bảo vệ trẻ khỏi những tiếng ồn lớn, kéo dài. Một nguyên tắc chung là mức độ tiếng ồn phải đủ thấp để trẻ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện.
  • Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại âm thanh khác nhau. Thường xuyên nói và đọc sách, mở nhạc cho trẻ nghe, bắt đầu từ khi trẻ mới sinh. Trên thực tế, việc thay đổi cao độ của giọng nói, sử dụng trọng âm, cách hát và phát âm sẽ làm cho mối liên kết âm thanh giữa cha mẹ và em bé trở nên kích thích hơn nhiều. Thêm vào đó, cha mẹ càng nói và đọc cho trẻ nghe nhiều, trẻ càng học được nhiều âm và từ khi sẵn sàng nói chuyện.

Hãy nói chuyện với trẻ ngay từ khi trẻ mới sinh
Hãy nói chuyện với trẻ ngay từ khi trẻ mới sinh

4. Các dấu hiệu cảnh báo cần quan tâm

Phần lớn trẻ sơ sinh có thính giác tuyệt vời, nhưng một số ít gặp vấn đề, đặc biệt là nếu trẻ sinh quá non hoặc bị thiếu oxy hoặc bị nhiễm trùng nặng khi sinh... Trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình có anh chị em bị khiếm thính bẩm sinh thì có nhiều khả năng bị suy giảm thính lực.

Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc thường là những người đầu tiên nhận ra rằng có điều gì đó không ổn liên quan đến thính giác của trẻ sơ sinh. Trẻ có thể ngủ ngay cho dù đang có tiếng chuông điện thoại và tiếng chó sủa, điều đó hoàn toàn bình thường. Trẻ sơ sinh cần ngủ và nếu đôi khi, trẻ dường như không nghe thấy bạn, thì trẻ có thể đang mệt mỏi hoặc mất tập trung. Nhưng nếu sự việc lập lại nhiều lần thì nên cho trẻ đến BS kiểm tra.Vì vậy, hãy cho bác sĩ của trẻ biết ngay lập tức nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về việc giảm, mất mất thính lực . Bạn có thể được giới thiệu đến một nhà thính học (một chuyên gia thính giác) để có được một sự đánh giá toàn diện hơn.

Các vấn đề về thính giác của trẻ nên được phát hiện càng sớm càng tốt. Theo nghiên cứu, việc hỗ trợ thính lực cho trẻ trước khi chúng được 3 tháng tuổi sẽ cải thiện đáng kể sự phát triển lời nói và ngôn ngữ.


Các vấn đề về thính giác của trẻ nên được phát hiện càng sớm càng tốt
Các vấn đề về thính giác của trẻ nên được phát hiện càng sớm càng tốt

Trẻ đã phát triển thính giác từ khi còn ở trong bụng mẹ, theo đó thính giác sẽ còn tiếp tục đến khi trẻ chào đời. Thính lực có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển lời nói và ngôn ngữ. Vì thế khi thấy trẻ có vấn đề về thính lực, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để những nguy hiểm về sau.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe