Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Chung Thị Mộng Thuý - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xúc giác là có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời, nó giúp bé kết nối tình cảm mẹ-bé, tương tác với mọi người và khám phá thế giới xung quanh.
1. Phát triển xúc giác ở trẻ sơ sinh diễn ra khi nào?
Xúc giác của trẻ bắt đầu phát triển khoảng tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 của thai kỳ.
Khi bước sang tuần thứ 11, em bé bắt đầu cử động trong bụng mẹ. Những chuyển động này đánh dấu bước khám phá đầu tiên của bé về môi trường sống và cơ thể của mình.
Sau khi sinh, bé sử dụng xúc giác để cảm nhận các sự vật xung quanh. Cũng thông qua nó mà trẻ có thể cảm nhận được tình thương của mẹ qua các hành động bế, ôm ấp, cho ăn, tắm rửa và massage.
2. Các giai đoạn phát triển xúc giác ở trẻ sơ sinh
Xúc giác của trẻ bắt đầu hình thành từ trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển trong suốt trong những năm đầu đời và sau này.
2.1. Giai đoạn sơ sinh
Em bé mới sinh có làn da rất nhạy cảm. Một số vùng trên cơ thể bé đặc biệt nhạy cảm khi chạm vào như miệng, má, mặt, bàn tay, bụng và lòng bàn chân.
Khi mới chào đời, tiếp xúc da kề da là một việc làm quan trọng nhằm gắn kết tình cảm mẹ con. Em bé có cảm giác được che chở khi được mẹ chạm vào da và phản ứng lại bằng cách chạm vào cằm của mẹ.
Khi bạn vuốt lòng bàn tay của bé, bé sẽ phản ứng lại bằng cách nắm chặt tay bạn. Tương tự, nếu bạn đặt bất kỳ vật dụng nào khác vào lòng bàn tay, bé cũng sẽ nắm chặt lấy nó. Hầu hết những phản xạ này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn.
Miệng của bé cũng rất nhạy cảm. Bé sử dụng miệng như một cách khác để học hỏi và khám phá. Do đó, khi bạn đặt bé lên ngực, bé sẽ dùng miệng để tìm núm vú để ngậm bú. Ngoài ra, nếu bạn chạm nhẹ vào má bé, bé sẽ quay đầu lại và dùng miệng để cảm nhận tay bạn.
2.2. Giai đoạn 1 tháng tuổi
Khi được 1 tháng tuổi, tay của bé hầu như khép lại. Khi ngón tay mở, trẻ thích dùng nó để cầm lấy ngón tay của bố mẹ nếu được chạm vào lòng bàn tay.
2.3. Giai đoạn 2 đến 3 tháng tuổi
Trẻ thích cảm giác được bố mẹ chạm vào và chạm cằm của bố mẹ. Đây là phản ứng nhẹ nhàng để trẻ kết nối tình cảm với gia đình. Lúc này, lưỡi, môi và miệng của trẻ rất nhạy cảm. Trẻ sử dụng chúng để cảm nhận về các vật dụng xung quanh.
Trẻ không tự nhặt đồ chơi nhưng thích thú khi được cầm trên tay. Ở giai đoạn 2 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi, trẻ có khả năng phân biệt được các vật dụng cứng và mềm.
2.4. Giai đoạn 4 tháng tuổi
Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, các khối cơ của bé đang phát triển mạnh, đặc biệt là ở cánh tay và bàn tay. Điều này tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các hành động vươn tay và chạm vào các đồ vật.
2.5. Giai đoạn 5 tháng tuổi
Khi được 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập nâng, cầm, nắm các đồ vật bằng cả hai tay nhưng vẫn dùng miệng để cảm nhận cấu trúc của chúng. Điều này giúp hình thành cảm xúc rõ ràng của trẻ đối với việc đi tắm, trẽ phân biệt được nước nóng lạnh.
2.6. Giai đoạn 6 tháng tuổi
Xúc giác của bé tiếp tục được hoàn thiện. Lúc này, trẻ đang học cách để vươn tay, cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay và chuyền chúng từ tay này sang tay khác. Trẻ thích những đồ chơi có thể chạm và tương tác. Do đó, gia đình nên phát triển xúc giác cho trẻ sơ sinh bằng cách giới thiệu các đồ chơi phát ra âm thanh khi trẻ chạm vào.
2.7. Giai đoạn 7 đến 8 tháng tuổi
Khả năng nhận thức về không gian của bé đang phát triển. Kết hợp với xúc giác, trẻ có thể phân biệt được vật thể phẳng và vật thể đa chiều. Bé sẽ cảm giác thích thú khi được chạm vào các đồ vật có bộ phận để nắm như tay cầm, bộ phận có thể xoắn hoặc xoay.
Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò. Gia đình nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các đồ vật xung quanh để tăng cường tư duy khám phá.
2.8. Giai đoạn 9 đến 10 tháng tuổi
Em bé di chuyển nhiều hơn và luôn tìm đến các vật dụng mới mẻ để chạm vào. Đến giai đoạn này, trẻ vẫn dùng miệng để tìm hiểu về các loại đồ vật.
Trẻ sẽ thích nhặt đồ vật và bỏ chúng vào hộp đựng. Do đó, các gia đình nên mua các đồ vật có màu sắc sặc sỡ hoặc có các bộ phận chuyển động nhưng an toàn để trẻ tiếp tục khám phá.
2.9. Giai đoạn 11 đến 12 tháng tuổi
Khi được 1 tuổi, bé sẽ khám phá đa dạng hơn từ các loại đồ vật với tính chất khác nhau như cứng, mềm, lạnh, ướt, dính và sệt. Trẻ không dùng miệng nữa mà dùng tay để sờ và cảm nhận các loại đồ vật.
3.Phương pháp da kề da giúp phát huy tối đa xúc giác của trẻ
Chạm nhẹ nhàng vào cơ thể bé, đặc biệt là vùng lưng, là một trong những cách tốt để xoa dịu trẻ, đặc biệt là lúc quấy khóc.
Trẻ sơ sinh thích được bế, vuốt ve, đung đưa vì tạo cảm giác dễ chịu. Trẻ thích được ở gần bố mẹ, cảm nhận hơi ấm, mùi, âm thanh và cảm giác quen thuộc từ cơ thể.
“Chăm sóc kiểu kangaroo” - ôm em bé sơ sinh dựa vào ngực trần của mẹ, có tác dụng tối đa hóa tiếp xúc da kề da giữa mẹ và con. Các nghiên cứu cho thấy cách này có thể giúp cải thiện nồng độ oxy trong máu, giảm tình trạng khóc, cải thiện giấc ngủ và giúp bé bú mẹ hiệu quả hơn.
Đối với các bà mẹ, tiếp xúc gần da kề da với trẻ có tác dụng điều chỉnh huyết áp và nồng độ hormone trong cơ thể. Khi ôm trẻ vào lòng, cơ thể mẹ sẽ giải phóng oxytocin, còn được gọi là hormone tình yêu. Các nghiên cứu đã phát hiện nồng độ oxytocin của các ông bố cũng có thể tăng lên sau tiếp xúc với con.
Trẻ cũng thích được mát-xa. Thường xuyên mat-xa cho trẻ sẽ giúp ích trong việc tăng cường kết nối giữa mẹ và con. Việc làm này khuyến khích các ông bố bà mẹ cùng thực hiện.
4. Làm thế nào để phát triển xúc giác cho trẻ sơ sinh?
Một số cách sau đây có thể giúp ích:
- Tiếp xúc với các loại đồ chơi và vật dụng xung quanh đa dạng , đa màu sắc: Gia đình có thể kích thích sự phát triển này bằng cách cho bé chơi các loại đồ chơi với nhiều kiểu dáng và tính chất khác nhau (mịn, thô, cứng hoặc mềm), có tiếng động, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Sách chứa họa tiết, vải, lông vũ, bìa cứng có thể giúp ích. Khi bé đủ lớn, bạn có thể cho bé chơi với cát, đất sét hoặc nước.
- Cho bé tiếp xúc với thức ăn: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy để trẻ tiếp xúc và chơi với thức ăn. Mặc dù có cảm giác bẩn và lộn xộn, nhưng đó là một trải nghiệm học tập tốt với bé. Hành động này có thể khuyến khích trẻ thử các món ăn mới, cho trẻ cơ hội sử dụng các ngón tay, bàn tay để tìm hiểu thức ăn. Trẻ còn tiếp tục khám phá món ăn bằng lưỡi, sau khi đưa vào miệng.
- Tiếp xúc bằng cách massage cho trẻ: Massage mang lại sự tiếp xúc da kề da, đặc biệt quan trọng trong những ngày đầu, giúp tăng cường gắn kết và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, đặc biệt rất cần cho trẻ sinh non
- Quan sát để có phản ứng phù hợp với mong muốn của trẻ: Gia đình nên chú ý đến phản ứng của trẻ trước các kiểu chạm để nhận biết cảm xúc của trẻ với chúng. Từ đó đưa ra cách làm dịu phù hợp với trẻ.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong