Phát triển giác quan của bé: Khứu giác

Khứu giác đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích khả năng ăn uống của trẻ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kết nối tình cảm của trẻ đến các thành viên trong gia đình. Vậy khứu giác ở trẻ phát triển như thế nào?

1. Trẻ phát triển giác quan khứu giác khi nào?

Mũi của trẻ bắt đầu hình thành sớm trong ba tháng đầu của thai kỳ. Hai lỗ mũi nhỏ xuất hiện chỉ vài tuần sau đó. Sau 10 tuần, các thụ thể được hình thành nhằm thực hiện chức năng cảm nhận mùi.

Khứu giác của trẻ sơ sinh bắt đầu được sử dụng tới khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt là thông qua mùi nước ối. Mùi hương này tương tự với mùi sữa và một số loại thực phẩm mà trẻ có thể cảm nhận sau khi sinh.

Sau sinh, khứu giác của trẻ sơ sinh tiếp tục phát triển. Trẻ cảm thấy thoải mái khi ngửi thấy mùi sữa và mùi đặc trưng trên cơ thể mẹ.

Mùi hương có liên kết mạnh mẽ với các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Điều này có nghĩa là trẻ có thể nhớ lại một số sự việc trước đây khi được ngửi mùi hương quen thuộc tại thời điểm đó.


Trẻ từ trong bụng mẹ đã phát triển khứu giác
Trẻ từ trong bụng mẹ đã phát triển khứu giác

2. Khứu giác của bé phát triển như thế nào?

2.1. Giai đoạn sơ sinh

Khi mới sinh, bé sẽ quen với mùi hương độc đáo từ cơ thể mẹ. Trẻ thậm chí có thể ngửi thấy sự khác biệt giữa sữa mẹ và các bà mẹ khác. Mùi thơm giúp bé cảm thấy an tâm khi luôn có mẹ bên cạnh.

Trong những ngày đầu, các bà mẹ nên tránh sử dụng các sản phẩm gây mùi để tạo điều kiện cho bé cảm nhận và phân biệt mùi tốt hơn. Khi ôm ấp con, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra nhiều oxytocin hơn. Loại hormone này có tác dụng gắn kết tình cảm mẹ con.


Trẻ sơ sinh có thể nhận biết được mùi từ cơ thể mẹ
Trẻ sơ sinh có thể nhận biết được mùi từ cơ thể mẹ

2.2. Giai đoạn 1 tháng tuổi

Bé đã quen với các loại mùi khác nhau, nhưng vẫn cảm thấy không thoải mái với các mùi hương quá mạnh. Những mùi hương này có thể gây cản trở vị giác của bé. Các bà mẹ có thể cảm nhận thấy trẻ ăn kém hơn khi cơ thể mẹ có mùi nước hoa nồng nặc.

2.3. Giai đoạn 3 tháng tuổi

Trẻ nhận thức rõ hơn về những người xung quanh. Lúc này, khứu giác được trẻ sử dụng để phân biệt giữa người quen và người lạ. Khi gặp những người có mùi hương lạ, cảm giác sợ hãi của trẻ được biểu hiện bằng hành động khóc hoặc đá chân.


Khứu giác của trẻ 3 tháng tuổi giúp trẻ phân biệt được người lạ và người quen
Khứu giác của trẻ 3 tháng tuổi giúp trẻ phân biệt được người lạ và người quen

2.4. Giai đoạn 6 tháng tuổi

Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sử dụng khứu giác và vị giác để quyết định loại món ăn yêu thích. Nếu thích mùi thơm của món ăn, trẻ có thể phản ứng bằng cách mỉm cười, chỉ tay hoặc tạo ra tiếng động.

Sở thích ăn uống của trẻ có thể có nhiều đặc điểm giống của mẹ. Điều này có thể là do trẻ đã quen với mùi của một số món ăn mà người mẹ yêu thích khi mang thai.

2.5. Giai đoạn 12 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ đã có danh sách các món ăn yêu thích. Khứu giác nhắc nhở trẻ hạn chế thử các món ăn lạ. Nếu không thích món ăn nào, trẻ sẽ cho bạn biết. Khứu giác của trẻ sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trẻ được 8 tuổi.


Khứu giác của trẻ 12 tháng tuổi có khả năng dè chừng với những món ăn lạ
Khứu giác của trẻ 12 tháng tuổi có khả năng dè chừng với những món ăn lạ

3. Có thể giảm quấy khóc cho trẻ bằng mùi hương?

Những mùi hương có thể tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ gồm có:

  • Mùi của bố mẹ
  • Mùi đồ chơi hoặc chăn gối
  • Mùi tinh dầu thơm (tinh dầu oải hương)

Trẻ cũng có thể cảm nhận vị trí thông qua mùi hương. Do đó, gia đình nên đưa trẻ đến một nơi trẻ yêu thích với mùi hương quen thuộc để giúp bé bình tĩnh trở lại.

Một nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh bị đau bụng phản ứng tốt với việc mát-xa bằng tinh dầu oải hương. Ngoài ra, mùi hương của hoa oải hương và dầu hạnh nhân còn có tác dụng làm giảm căng thẳng ở trẻ sinh non.

Cần lưu ý không bôi tinh dầu trực tiếp lên da bé. Có thể sử dụng máy xông tinh dầu và để ở vị trí an toàn ngoài tầm với của bé. Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm với tinh dầu thơm. Gia đình có thể thử nghiệm các loại tinh dầu khác nhau trước khi lựa chọn thông qua đánh giá phản ứng của trẻ.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe