Phát triển các giác quan của bé thông qua vui chơi

Giờ vui chơi là cơ hội để khuyến khích phát triển các giác quan của trẻ (xúc giác, khứu giác, thính giác, thị giác và vị giác). Thông qua phát triển các giác quan có thể thúc đẩy sự phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ.

1. Mỗi lần chơi của bé nên kéo dài bao lâu?

Gia đình có thể cho trẻ chơi bất cứ lúc nào, miễn là bé vui vẻ và sẵn sàng chơi. Dấu hiệu nhận biết trẻ muốn được vui chơi là trẻ điềm tĩnh, giao tiếp bằng mắt, cử động tay chân và phát ra âm thanh.

Trẻ có thể muốn chơi thường xuyên hơn nếu được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Bạn có thể mất thời gian để quan sát các tín hiệu cho thấy trẻ muốn chơi. Hãy kiên nhẫn để tìm ra các dấu hiệu đó.

2. Hoạt động vui chơi nào ứng với mỗi giác quan có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của trẻ?

2.1. Thị giác

Mặc dù thị lực của trẻ sơ sinh chỉ quan sát rõ trong khoảng 30 cm. Tuy nhiên, ngoài khoảng này trẻ vẫn có thể quan sát chi tiết khuôn mặt bạn. Quan sát nét mặt và hành vi của bố mẹ giúp phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ.

Từ 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu giao tiếp bằng mắt. Do đó, các phản ứng của gia đình đối với các hành vi của trẻ có thể giúp nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng gắn kết của trẻ với bố mẹ.

Các gia đình có thể phát triển giác quan cho bé bằng cách thực hiện hành động di chuyển đồ chơi từ từ qua tầm nhìn của bé. Cụ thể, nó có tác dụng phát triển kỹ năng phối hợp các cử động của đầu và mắt của trẻ trong việc quan sát các sự vật xung quanh.

2.2. Xúc giác

Từ khoảng 5 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu với lấy đồ vật. Do đó, ở giai đoạn này, bạn có thể phát triển giác quan của bé bằng cách đặt các đồ chơi trong tầm với và tầm mắt của trẻ.

Trẻ có thể phản ứng với các đồ vật được đặt trước mặt thông qua các hành động như bò tới, duỗi chân tay hoặc lăn về phía nó. Lục lạc hoặc các đồ chơi di động để trẻ đá vào có tác dụng dạy trẻ về quy luật nguyên nhân - kết quả.

2.3. Thính giác

Khi bố mẹ nói chuyện với trẻ, hãy cho trẻ cơ hội đáp lại bằng nụ cười hoặc tiếng nói chưa thành lời của trẻ. Khi trẻ trả lời, hãy đáp lại trẻ. Điều này giúp trẻ cảm nhận bạn đang quan tâm đến những lời trẻ nói cũng như khuyến khích khả năng nói và hiểu ngôn ngữ của trẻ.

Đối với bố mẹ, việc cười đùa và bập bẹ cùng trẻ có tác động tích cực đến sức khỏe. Nó có thể giúp kích thích giải phóng hormone oxytocin, gắn chặt thêm sợi dây kết nối của bố mẹ đối với con.


Khi bố mẹ nói chuyện với trẻ, hãy cho trẻ cơ hội đáp lại bằng nụ cười hoặc tiếng nói chưa thành lời của trẻ
Khi bố mẹ nói chuyện với trẻ, hãy cho trẻ cơ hội đáp lại bằng nụ cười hoặc tiếng nói chưa thành lời của trẻ

3. Dấu hiệu cho thấy bé đã chơi đủ?

Khoảng thời gian tập trung của bé ngắn hơn nhiều so với trẻ lớn hơn và người lớn. Em bé có thể nhanh chóng bị choáng ngợp bởi quá nhiều kích thích. Các dấu hiệu cho thấy bé có thể đang cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn chán bao gồm:

  • Dụi mắt
  • Nhìn ra xa
  • Quấy khóc
  • Uốn cong lưng
  • Nhắm mắt hoặc ngủ thiếp đi

Khi cho rằng bé đã chơi đủ, bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi bằng cách dọn dẹp đồ chơi và chỉ ôm hoặc hát nhỏ cho bé nghe. Nếu bé có vẻ buồn ngủ, hãy thử đặt bé xuống ngủ.

4. Các hoạt động ngoại khóa có giúp phát triển giác quan của trẻ không?

Khi bé lớn hơn, bố mẹ có thể cân nhắc đưa bé tham gia các hoạt động tập thể như lớp học âm nhạc. Mặc dù trẻ sơ sinh chưa thực sự bắt đầu chơi với những đứa trẻ khác cho đến khi được một tuổi rưỡi, nhưng việc tham gia các hoạt động nhóm có thể mang lại những lợi ích khác.

Một nghiên cứu trên những đứa trẻ 6 tháng tuổi tham gia lớp học nhạc, trong đó, nhóm 1 được cho nghe các bài hát vận động và chơi nhạc cụ, nhóm 2 nghe nhạc và chơi đồ chơi. Kết quả cho thấy các em bé nhóm 1 có khả năng cảm thụ tốt hơn về cao độ âm nhạc và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn các em bé nhóm 2. Tuy nhiên, nghiên cứu không giải thích được liệu các em bé nhóm 1 có phát triển những kỹ năng này thông qua việc nghe nhạc với bố mẹ ở nhà hay không.

Hoạt động nhóm cũng có thể là một cách tuyệt vời để gặp gỡ các gia đình khác và tìm bạn cùng chơi trong tương lai cho con. Đây là lý do tuyệt vời để bạn rời khỏi nhà và kích thích chính giác quan của mình.


Khi bé lớn hơn, bố mẹ có thể cân nhắc đưa bé tham gia các hoạt động tập thể như lớp học âm nhạc
Khi bé lớn hơn, bố mẹ có thể cân nhắc đưa bé tham gia các hoạt động tập thể như lớp học âm nhạc

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe