Phát hiện và điều trị bệnh cơ tim phì đại ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các Bác sĩ Nội trú Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bệnh cơ tim phì đại làm gián đoạn khả năng co bóp lưu thông máu của tim, ảnh hưởng đến nhịp tim đập dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây đột tử ở người trẻ, việc phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ tử vong, tăng hiệu quả điều trị.

1. Bệnh cơ tim phì đại là gì?

Bệnh cơ tim phì đại tương đối hiếm gặp ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh là 1/500 là một bệnh về rối loạn cơ tim, do các sợi cơ tim của bạn phát triển bất thường khiến thành tim dày lên, đặc biệt là ở tâm thất trái từ đó dẫn đến khoang thất trái bị thu hẹp khả năng bơm máu tới cơ quan giảm xuống, không cung cấp đủ nhu cầu oxy cho cơ thể.

Bệnh thường không biểu hiện rõ ràng nên thường là nguyên nhân dẫn đến sự đột tử ở vận động viên và người trẻ tuổi.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim phì đại

2.1 Yếu tố di truyền

Di truyền là yếu tố chủ yếu gặp trong bệnh phì đại cơ tim ở trẻ em chiếm đến 50% số trường hợp bệnh, bệnh di truyền theo tính trạng gen trội. Nghĩa là nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh thì các thành viên khác cũng nên đi kiểm tra để được chẩn đoán sớm.

2.2 Quá tải thời kỳ tâm thu

Sau một thời gian tâm thất co bóp bị quá tải cũng dẫn tới hiện tượng phì đại, gặp trong các bệnh như: Hẹp van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, tăng huyết áp, trẻ có mẹ đái tháo đường, điều trị bằng corticoid ở trẻ sơ sinh...

2.3 Các bệnh toàn thân khác

Hội chứng noonan, bệnh chuyển hóa glycogen...


Di truyền là yếu tố chủ yếu gặp trong bệnh phì đại cơ tim ở trẻ em chiếm đến 50% số trường hợp bệnh
Di truyền là yếu tố chủ yếu gặp trong bệnh phì đại cơ tim ở trẻ em chiếm đến 50% số trường hợp bệnh

3. Làm sao để phát hiện bệnh cơ tim phì đại ở trẻ em

Để phát hiện bệnh cơ tim phì ở trẻ, bạn cần chú ý theo dõi dựa vào các dấu hiệu gợi ý như:

  • Khó thở, thở gấp và ngắn trong lúc đi bộ hay khi trẻ gắng sức;
  • Đau tức ngực, chóng mặt và hoa mắt khi gắng sức kèm theo ngất xỉu;
  • Nhịp tim nhanh hoặc bất thường.
  • Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này đều không có triệu chứng và người bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường như những người bình thường. Nhất là trong trường hợp do di truyền đa số đều bình thường thường trong thời gian đầu sau đó mới xuất hiện triệu chứng như đánh trống ngực, khó thở, đau ngực và ngất khi gắng sức.

Ngoài những dấu hiệu trên, có thể phát hiện bệnh cơ tim phì đại ở trẻ bằng những biện pháp sau:

3.1 Khám lâm sàng

Bác sĩ khám và nghe tim thấy có tiếng thổi, diện đục của tim rộng..

3.2 Cận lâm sàng

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cần dựa vào các dấu hiệu cận lâm sàng

  • Điện tim(ECG): Biểu hiện dày thất trái, rối loạn quá trình tái cực.
  • Siêu âm tim: Giúp chẩn đoán chính xác, ngoài ra có thể đánh giá mức độ tổn thương cơ tim, vị trí cơ tim phì đại, tìm được vị trí tắc nghẽn trong buồng thất và các rối loạn quá trình đổ đầy của tim.

4. Điều trị bệnh cơ tim phì đại ở trẻ em như thế nào?


Cần điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại ở trẻ
Cần điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại ở trẻ

4.1 Điều trị nguyên nhân

Trước hết là tìm nguyên nhân điều trị nguyên nhân trước như can thiệp các trường hợp như hẹp chủ, hẹp eo động mạch chủ.

Đối với trường hợp vô căn không có nguyên nhân thì điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống và điều trị triệu chứng.

4.2 Điều trị triệu chứng

4.2.1 Nội khoa

Việc dùng thuốc điều trị là chủ yếu, các loại thuốc bao gồm:

  • Giảm nhịp tim và bảo tồn cơ tim bằng thuốc chẹn beta giao cảm, ví dụ như propranolol.
  • Kéo dài thời gian thời kỳ tâm trương và tăng sức co bóp bằng thuốc chẹn kênh canxi.
  • Điều trị rối loạn nhịp tim như cordarone.
  • Cải thiện độ giãn thất trái bằng Avlocardyl

4.2.2 Ngoại khoa

Khi điều trị thất bại với thuốc, bệnh nhân không đáp ứng phải dùng các phương pháp phẫu thuật hoặc cắt đốt cơ tim bằng cồn nguyên chất để điều trị.

  • Phẫu thuật cắt lọc cơ tim: Phần phì đại của vách liên thất sẽ được cắt bỏ nhằm giải phóng đường ra thất trái không còn tắc nghẽn nữa. Đồng thời khi phẫu thuật có thể sửa chữa các van tim bệnh lý cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật có tới 90% bệnh nhân cơ tim phì đại cải thiện tình trạng bệnh và sống cuộc sống bình thường trong vòng hơn 30 năm sau đó.
  • Đốt cơ tim bằng cồn nguyên chất: Phương pháp này mới được áp dụng gần đây, người ta đưa ống thông theo đường động mạch đến động mạch vành cung cấp máu nuôi phần cơ tim được phì đại; sau khi xác định được nhánh động mạch thích hợp, phẫu thuật viên sẽ bơm từ 3 - 4ml cồn nguyên chất, nhánh động mạch đó sẽ bị tắc và ngưng cung cấp máu cho phần cơ tim bị phì đại, kết quả phần phì đại sẽ thu nhỏ lại sau 8 - 12 tuần. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với một số trường hợp người bệnh.
  • Ghép tim: Một số bệnh nhân cần ghép tim khi có suy tim nặng và không đáp ứng với điều trị.

4.3 Thay đổi lối sống

  • Tránh gắng sức và tránh tham gia các môn thể thao có cường độ vận động cao như bóng đá, bóng rổ, điền kinh...
  • Theo dõi và tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để nắm được tình trạng sức khỏe.
  • Tuân thủ dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng theo sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

Bệnh cơ tim phì đại ở trẻ em nguyên nhân chủ yếu là do di truyền đột biến gen, chính vì vậy cách phát hiện sớm là khi có một thành viên trong gia đình mắc bệnh thì các thành viên khác cũng nên đi kiểm tra. Ngoài ra khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh lý tim mạch thì nên đi khám và được điều trị sớm, tránh để quá nặng gây hậu quả nghiêm trọng.

Bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm. Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện đa chuyên khoa với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý, nội tiết, gan mật giúp xử lý nhanh, kịp thời khi phát hiện ra các bệnh lý trong quá trình khám. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe