Phân loại rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở phụ nữ

Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là tình trạng phát triển não bộ thường gây ra các triệu chứng mất tập trung ở phụ nữ, nhưng các triệu chứng tăng động và bốc đồng vẫn có thể xảy ra. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng này chưa được chẩn đoán ở phụ nữ.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở phụ nữ là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là tình trạng ảnh hưởng đến cách các vùng não khác nhau phát triển và hoạt động cùng nhau. Mặc dù rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) xuất hiện khi còn nhỏ nhưng nhưng nhiều người không được chẩn đoán cho đến khi họ là thanh thiếu niên hoặc trưởng thành.

Tình trạng này có nhiều khả năng ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau tùy thuộc vào giới tính. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ADHD cao hơn ở nam giới và những người được chỉ định là nam khi sinh (Assigned Male At Birth - AMAB). Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy có nhiều phụ nữ và những người được chỉ định là nữ khi sinh (Assigned Female At Birth - AFAB) mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hơn so với trước đây.

2. Triệu chứng nào dễ gặp ở phụ nữ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý?

Các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) xoay quanh một vấn đề được gọi là rối loạn chức năng điều hành. Các chức năng điều hành giúp bạn kiểm soát sự tập trung, chú ý, điều hòa cảm xúc, kiểm soát xung lực và tự thúc đẩy bản thân.

Có ba loại của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD):

  • Giảm chú ý
  • Tăng động - bốc đồng
  • Kết hợp giảm chú ý và tăng động - bốc đồng

Phân loại nhóm phụ thuộc vào các triệu chứng người bệnh mắc phải. Loại thiếu chú ý và tăng động/bốc đồng mỗi loại có chín triệu chứng điển hình. Để biết người bệnh có mắc một phân nhóm ADHD hay không thì người bệnh phải có ít nhất sáu triệu chứng trong ít nhất sáu tháng. Kết hợp giảm chú ý và tăng động - bốc đồng cần có sáu triệu chứng từ mỗi loại nhóm (tức là tối thiểu 12 triệu chứng) kéo dài hơn sáu tháng.

Phụ nữ ít có khả năng mắc các triệu chứng tăng động/bốc đồng. Điều đó có nghĩa là họ ít có khả năng mắc các loại tăng động/bốc đồng hoặc hỗn hợp.

3. Phân loại tăng động giảm chú ý

3.1. Loại thiếu chú ý

Các triệu chứng loại thiếu chú ý có thể làm gián đoạn công việc hoặc bài tập ở trường và các mối quan hệ xã hội. Để mắc phân nhóm thiếu chú ý của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), người bệnh có ít nhất sáu tiêu chí sau trong ít nhất sáu tháng.

  • Dễ mắc lỗi vì thiếu chú ý
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung và làm nhiệm vụ
  • Thường có vẻ như không chú ý khi người khác nói chuyện
  • Có thể dễ dàng bắt đầu các dự án nhưng gặp khó khăn trong việc theo dõi và hoàn thành chúng
  • Gặp khó khăn trong việc sắp xếp và thiết lập thứ tự ưu tiên (đặc biệt là với các dự án hoặc nhiệm vụ liên quan đến nhiều bước)
  • Không thích hoặc tránh các nhiệm vụ nhàm chán hoặc tẻ nhạt, chẳng hạn như công việc bận rộn, việc nhà hoặc giấy tờ
  • Dễ bị mất, thất lạc hoặc quên đồ
  • Dễ bị phân tâm bởi những gì đang diễn ra xung quanh hoặc bởi chính suy nghĩ của mình
  • Hay quên hoặc đãng trí trong thói quen hàng ngày và có thể quên các cuộc hẹn, thanh toán hóa đơn,…

3.2. Loại tăng động - bốc đồng

Các triệu chứng loại tăng động - bốc đồng có thể làm gián đoạn các mối quan hệ, công việc, thói quen học tập của bạn và nhiều thứ khác. Phụ nữ ít có khả năng mắc các triệu chứng này hơn, nhưng chúng vẫn có thể xảy ra. Người bệnh thường có ít nhất sáu trong số các triệu chứng sau, kéo dài hơn sáu tháng.

  • Thường xuyên bồn chồn
  • Thường xuyên phải đứng dậy và đi lại
  • Thường cảm thấy bồn chồn
  • Gặp khó khăn trong việc giữ im lặng, và bạn nói chuyện với chính mình hoặc nói những cụm từ hoặc âm thanh vô nghĩa (đôi khi, không suy nghĩ hoặc cố ý)
  • Hoạt động bất thường và mọi người gặp khó khăn trong việc theo kịp bạn
  • Thấy mình nói quá nhiều (điều này có thể giống như việc giải thích quá mức về bản thân hoặc "bù đắp thông tin", một thuật ngữ không chính thức để chỉ việc nói dài dòng về điều gì đó mà bạn thích)
  • Gặp vấn đề về khả năng tự kiềm chế khi giao tiếp (thường xuyên ngắt lời người khác hoặc nói hết câu của họ)
  • Gặp khó khăn trong việc kiên nhẫn và chờ đến lượt mình
  • Không phải lúc nào cũng hiểu được ranh giới xã hội (bạn có thể ngắt lời hoặc xen vào chuyện của người khác mà không nhận ra rằng người khác có thể thấy hành vi này là thô lỗ)

3.3. Loại kết hợp giảm chú ý và tăng động - bốc đồng

Triệu chứng của loại kết hợp có biểu hiện của ít nhất 6 triệu chứng của mỗi loại nhóm (tức là tối thiểu 12 triệu chứng) kéo dài hơn sáu tháng.

4. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có phổ biến ở phụ nữ không?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) thường hình thành từ thuở nhỏ và chịu tác động của yếu tố di truyền. Theo ước tính, có 5 - 11% trẻ em bị tăng động giảm chú ý và hơn 3⁄4 số trẻ bị ADHD sẽ tiếp tục mắc chứng này cho đến khi trưởng thành.

Tăng động giảm chú ý ở phụ nữ được chẩn đoán ít hơn nam giới, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc có ít phụ nữ mắc chứng bệnh này hơn nam giới. Triệu chứng bệnh nghèo nàn là yếu tố chính khiến ADHD ở phụ nữ ít được chẩn đoán hơn. Theo đó, nhiều phụ nữ không phát hiện ra mình mắc chứng bệnh này cho đến khi trưởng thành.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Cleveland Clinic

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe