Cả nữ giới và nam giới đều có thận âm và thận dương. Âm - Dương của thận cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh được. Dù là thận dương hay thận âm bị suy yếu đều dẫn đến hiện tượng suy giảm tinh lực
1. Nguyên nhân của thận âm hư và thận dương hư
Nguyên nhân khiến thận hư có thể là do tuổi đã cao, cơ thể bị lão hóa, hay tạng thận bị ảnh hưởng do cường độ tình dục quá nhiều không khoa học.
Dù là thận dương hay thận âm bị suy yếu đều dẫn đến hiện tượng suy giảm tinh lực, khí lực, suy giảm khả năng giường chiếu.
2. Triệu chứng của thận âm hư và thận dương
2.1 Thận âm hư
Thận âm là chủ vật chất dinh dưỡng có nhiệm vụ đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh, có âm khí để tăng độ cương cứng. Chính vì vậy, thận âm hư là nguyên nhân gây ra một số liên quan đến mộng tinh, hoạt tinh hay vẫn còn ham muốn nhưng không thể giao hợp được vì không thể cương cứng.
Người bị thận âm hư có biểu hiện eo lưng đầu gối mỏi đau, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thần mệt sức yếu, mất ngủ hay quên, tóc rụng răng rụng, người gầy, gò má đỏ, họng khô, nóng trong xương, triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, 2 gan bàn tay, 2 gan bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, nước tiểu vàng, phân khô, lưỡi đỏ. Đối với nam giới chất lượng tinh trùng không tốt dễ dẫn tới tình trạng vô sinh.
2.2 Thận dương
Thận dương là chủ về hưng phấn của cơ thể giúp con người nhanh nhẹn hơn, làm gia tăng ham muốn.
Người bị thận âm dương có các biểu hiện khác như, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt tối sạm, giảm tinh thần, lưỡi nhợt.. Ở nữ, kinh nguyệt không đều, ít kinh hoặc bế kinh, tử cung lạnh không có bầu được, người mệt mỏi chậm chạp, suy giảm ham muốn tình dục.
3. Chế độ ăn uống cho người bị thận âm hư và thận dương hư
Người bệnh cần ăn những loại thức ăn bổ âm như thịt vịt (món ăn tính bình, vị ngọt, bổ thận âm); thịt lợn (tốt cho người bị thận âm hư kèm biểu hiện táo bón lâu ngày); ba ba, rùa (thực phẩm giúp bổ thận, làm mạnh gân cốt cho nam giới); trai, hến (chứa nhiều đạm, vitamin, giúp cơ thể thanh nhiệt, sáng mắt, tốt cho người mắc các bệnh lý về thận); quả dâu tằm chín (giúp ích âm, sinh dịch, và ngăn ngừa ù tai, điếc do thận âm hư).
Đối với người thận dương hư, chế độ sẽ hoàn toàn khác. Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột (lúa gạo, lúa mì, khoai, ngô); dầu thực vật (dầu đậu tương, lạc, vừng, dầu dừa, dầu oliu); uống nhiều sữa không béo, tăng đạm, calci; rau xanh như bầu bí, rau cải, dưa chuột; các loại quả giàu vitamin A và C như kiwi, bưởi, cà rốt, xoài, đu đủ; bổ sung cá trong chế độ ăn hàng ngày.
4. Không nên ăn gì với người thận hư
- Hạn chế mỡ động vật, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ; khuyến khích ăn các món hấp luộc.
- Tuyệt đối kiêng thức ăn được chế biến từ phủ tạng động vật như tim, gan, thận, dạ dày...
- Chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng/tuần, hạn chế ăn lòng đỏ trứng vì có chứa nhiều cholesterol.
- Hạn chế muối, mì chính: Bệnh nhân cần ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù.
- Không nên ăn các loại quả có hàm lượng kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận...nếu bệnh nhân không đi tiểu được.
- Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồng, cà phê, thuốc lá, và các chất kích thích khác, đồ uống có ga.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất ngọt nhân tạo.
Kiên trì luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp cho cơ thể dẻo dai, hệ bài tiết được hoạt động tốt kết hợp khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình trạng cơ thể đồng thời có hướng chữa trị phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.