Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Bệnh thường có tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng đặc trưng. Tại Việt Nam, có hơn 40% số người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp. Đây là một con số đáng báo động.
1. Thế nào là huyết áp?
Lực tác động của máu lên thành các động mạch được gọi là huyết áp. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp.
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về huyết áp cao không?
Huyết áp cao còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng. Thiếu hụt kiến thức về huyết áp cao có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những câu hỏi trắc nghiệm vui giúp bạn hiểu đúng về bệnh cao huyết áp.2. Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn bình thường. Bệnh có thể tiến triển mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh có thể có những biến chứng trầm trọng như đau tim, đột quỵ.
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là hai số đo được dùng để đo huyết áp. Khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với mức bình thường thì bạn được xác định là bị cao huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi trị số trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp nhau.
Nếu chỉ số của bạn thấp hơn 120/80 mmHg thì huyết áp của bạn ở mức bình thường.
Nếu chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg hoặc cao hơn nhưng dưới mức 140/90 mmHg thì được gọi là tiền tăng huyết áp.
3. Thế nào là tăng huyết áp nguyên phát?
Tăng huyết áp nguyên phát là loại tăng huyết áp phổ biến nhất với 95% trường hợp mắc bệnh và các trường hợp này có biến chứng dần theo thời gian.
Tăng huyết áp nguyên phát thường không thể xác định được nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể, chính vì vậy nó còn được gọi là tăng huyết áp vô căn.
4. Thế nào là tăng huyết áp thứ phát?
Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng tăng huyết áp mà bác sĩ xác định được nguyên nhân gây nên tăng huyết áp.
Có khoảng từ 5-10% trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát.
5. Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát không xác định được nguyên nhân rõ ràng, chính vì vậy nghiên cứu chỉ cho thấy có sự liên kết giữa tăng huyết áp với một số yếu tố nguy cơ gồm:
- Người lớn tuổi: Mạch máu mất dần độ đàn hồi ở người cao tuổi dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. So với nam giới cùng nhóm tuổi thì phụ nữ từ tuổi 60 trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn;
- Yếu tố di truyền: Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể bị tăng huyết áp. Lý giải điều này là do gia đình có tiền sử bị tăng huyết áp;
- Đối tượng bị béo phì, đái tháo đường: Thói quen ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không cân bằng khiến cho số người béo phì và đái tháo đường tăng lên. Đây chính là hai nhân tố làm tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp;
- Muối: Nếu cơ thể tiêu thụ thụ quá nhiều muối, bạn sẽ dễ bị tăng huyết áp bởi muối làm tăng khả năng giữ nước.
6. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Khác với tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát luôn xác định được rõ nguyên nhân.
Một số nguyên nhân khiến bạn bị tăng huyết áp thứ phát như:
- Do rối loạn hóc môn ở tuyến thượng thận;
- Do bệnh lý như suy thận, u thận hay tắc mạch vùng thận;
- Do một số tác dụng phụ của thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân...;
- Do chứng rối loạn hô hấp khi ngủ;
- Thai phụ mang thai lần đầu và biến chứng như bệnh tiền sản giật;
- Do khiếm khuyết bẩm sinh như bệnh hẹp eo động mạch chủ.
Việc xác định được sớm nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trở nên đơn giản hơn.
7. Kiểm soát huyết áp bằng cách nào?
Việc điều trị tăng huyết áp cần sự tuân thủ của người bệnh. Một số phương pháp giúp người bệnh kiểm soát huyết áp có thể kể đến gồm:
- Thường xuyên theo dõi huyết áp;
- Chỉnh liều thuốc hạ áp một cách thích hợp;
- Thay đổi lối sống, thực hiện lối sống lành mạnh: Giảm cân, giảm ăn muối và chất béo bão hòa, tập thể dục thường xuyên, nên tránh chất kích thích, hạn chế hút thuốc lá, kể cả hút thuốc thụ động;
- Kiểm soát tốt các bệnh lý khác.
Tình trạng tăng huyết áp sẽ được cải thiện nếu phát hiện được sớm nguyên nhân gây bệnh. Để điều trị tăng huyết áp một cách hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
>> Xem thêm: Các thuốc điều trị tăng huyết áp
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City hiện là địa chỉ uy tín dành cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp bởi hiệu quả mà những phương pháp điều trị tại đây đem lại. Vinmec Times City đầu tư trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, đạt chuẩn quốc tế; đặc biệt có chất lượng trình độ y bác sĩ vượt trội với đội ngũ bác sĩ chuyên môn tim mạch được đào tạo bài bản, giỏi về chuyên môn, giàu về kinh nghiệm.
Để được tư vấn chi tiết về bệnh tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát cũng như các phương pháp chẩn đoán, chữa trị tăng huyết áp hiệu quả tại Vinmec Times City, quý khách có thể liên hệ HOTLINE 0243 9743 556 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.