Đau đầu do xoang thường được chẩn đoán nhầm với bệnh đau nửa đầu vì các triệu chứng bệnh gần giống nhau. Người bệnh cần dựa vào triệu chứng báo hiệu để chẩn đoán phân biệt chính xác hai căn bệnh này.
1. Điểm giống nhau giữa đau đầu do xoang và đau nửa đầu
Đau đầu do xoang và đau nửa đầu đều gây ra các triệu chứng bệnh sau:
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Mắt chảy nước
- Tăng áp lực ở trán và má
2. Điểm khác biệt giữa đau đầu do xoang và đau nửa đầu
Đau đầu do xoang có triệu chứng rõ ràng là thoát dịch chứa chất nhầy hoặc mủ màu vàng ra khỏi vùng mũi. Ngoài ra, các triệu chứng khác của viêm xoang cũng được mô tả như sau:
- Sốt
- Hơi thở có mùi
Chứng đau nửa đầu được đặc trưng với các triệu chứng sau:
- Buồn nôn
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
- Thèm ăn
- Chóng mặt, mờ mắt và mệt mỏi
- Chứng đau nửa đầu cũng có thể di truyền, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam 3 lần
Nếu dựa vào các thông tin trên mà bạn vẫn chưa xác định được bệnh thì cần trả lời các câu hỏi sau để giải quyết vấn đề:
- Trong 3 tháng qua, các cơn đau đầu có gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn?
- Có cảm giác buồn nôn khi bị đau đầu?
- Trong khi đau đầu, bạn có nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh xung quanh?
Nếu trả lời "có" cho ít nhất hai trong số các câu trả lời này, rất có khả năng bạn bị đau nửa đầu.
3. Phương pháp điều trị đau đầu do xoang và đau nửa đầu
Đối với đau đầu do xoang, chủ yếu áp dụng điều trị bằng cách hút các dịch lỏng, chất nhầy vùng xoang để giảm đau và giảm viêm. Thông thường, bạn sẽ sử dụng thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin, hoặc kết hợp giữa các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, các loại thuốc này gần như không mang lại tác dụng đáng kể mà ngược lại còn làm cơn đau trầm trọng hơn.
Điều trị chứng đau nửa đầu bằng thuốc giảm đau không kê đơn và kê đơn cũng được áp dụng. Chúng có thể giúp điều trị rối loạn co giật, trầm cảm và bệnh tim mạch. Một số cách khác có thể được sử dụng như thuốc, thuốc tiêm và thuốc xịt mũi.
Ngoài ra, đau đầu còn có thể bị kích hoạt bởi một số loại thực phẩm và các hoạt động thể chất. Do đó, để giảm đau đầu bạn cần tìm ra nguyên nhân gây đau từ các hoạt động đời sống.
4. Có phải đau đầu do xoang là nguyên nhân gây đau nửa đầu?
Bệnh đau nửa đầu thường kết nối nhiều với các bệnh như viêm mũi dị ứng, sổ mũi và hen suyễn. Vì vậy, các bệnh lý về xoang chưa phải là nguyên nhân chính gây đau nửa đầu. Tuy nhiên, bằng cách nào đó nó vẫn có tác động nhất định trong việc gây ra cơn đau nửa đầu.
Nếu muốn giảm đau đầu, bạn cần được chẩn đoán đúng bệnh. Nếu có nhiều hơn hai nguyên nhân gây bệnh, bạn hãy cân nhắc điều trị cho từng bệnh riêng biệt, ngay cả khi chúng xảy ra cùng một lúc.
5. Đau đầu khi nào đi khám bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Bị đau đầu với mức độ thường xuyên và nghiêm trọng hơn
- Cơn đau không được cải thiện sau khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn
- Đau đầu gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc, ngủ và các hoạt động thể chất khác
Để tìm ra căn nguyên của bệnh, bác sĩ có thể thăm hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh của bạn. Thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây đau đầu trước khi đưa ra kế hoạch điều trị.
Nhức đầu nghiêm trọng có thể là triệu chứng củ một số bệnh cảnh nguy hiểm như đột quỵ, viêm màng não hoặc viêm não. Bạn cần tìm đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu gặp một trong số các trường hợp sau:
- Nhìn mờ
- Bị sốt trên 39 độ C
- Bị tê, yếu hoặc liệt ở một bên cơ thể
Vì các triệu chứng bệnh khá giống nhau nên đau đầu do xoang và đau nửa đầu thường bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, người bệnh cần phân biệt rõ triệu chứng bệnh để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: webmd.com