Phải làm sao nếu bị viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ?

Phụ nữ thường dễ bị viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ hơn nam giới, bởi những lý do như vệ sinh cá nhân không đúng cách trước và sau khi quan hệ. Ban đầu, người phụ nữ sẽ không cảm thấy tình trạng này gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày, nhưng ít lâu sau sẽ cảm nhận được cơn đau rát và không thoải mái.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Viêm đường tiết niệu có lây nhiễm khi quan hệ tình dục?

Bệnh này không thuộc nhóm bệnh lây lan qua đường tình dục. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ vẫn có khả năng xảy ra trong trường hợp người bệnh quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là qua hậu môn.

2. Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu

Có nhiều lý do khác nhau gây ra viêm đường tiết niệu, bao gồm:

2.1 Vi khuẩn E.coli

Vì đường niệu ở phụ nữ thường ngắn, thẳng và gần kề với hậu môn, vi khuẩn E.Coli có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Vi khuẩn E.Coli là một loại vi khuẩn phổ biến, trú ẩn ở đường ruột và thường gây viêm khi sống trong đường niệu. Vi khuẩn E.Coli được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm đường tiết niệu ở phụ nữ.

2.2 Thói quen nhịn tiểu, uống ít nước

Việc nhịn tiểu thường xuyên và uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Khi nhịn tiểu, nước tiểu bị ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển. 

Việc nhịn tiểu thường xuyên và uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
Việc nhịn tiểu thường xuyên và uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

2.3 Vệ sinh cá nhân không đúng cách

Khi đi đại tiện, phụ nữ thường lau chùi từ phía sau ra trước, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng di chuyển vào đường niệu, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Thói quen thụt rửa mạnh cũng có thể gây trầy xước, tổn thương đường tiết niệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn E.Coli xâm nhập.

Nhiều phụ nữ không vệ sinh sạch sẽ, không thay đổi băng vệ sinh đều đặn vào kỳ kinh nguyệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, trong quá trình sinh nở - lúc này cấu trúc xương chậu có sự thay đổi, nếu phụ nữ không chăm sóc, vệ sinh niệu đạo kỹ lưỡng thì có thể bị nhiễm trùng đường tiểu.

2.4 Không vệ sinh đúng cách trước và sau khi quan hệ

Nếu phụ nữ không tuân thủ vệ sinh đúng cách trước và sau khi quan hệ thì có nguy cơ mắc các vấn đề phụ khoa tái phát nhiều lần, nguy cơ cao lan rộng đến các phần phụ khác. Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ khác như quan hệ với nhiều người hoặc quan hệ với những người nhiễm bệnh truyền nhiễm...

3. Dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ

Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như:  

  • Tiểu buốt, tiểu rát, khó tiểu, thậm chí có thể đi kèm với việc tiểu ra máu hoặc mắc tiểu gấp, không thể kiềm được.
  • Cảm thấy đau hoặc bị chèn ép ở bàng quang, thường là ở phía trên hoặc gần vùng xương mu.
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc cảm giác ớn lạnh kéo dài.
  • Đau buốt ngay cả khi không đi tiểu.
  • Khó chịu ở vùng hạ vị hoặc bụng dưới.
  • Thường xuyên tiểu đêm hoặc tiểu dầm.
  • Tiểu rắt (mặc dù cảm thấy cần phải đi tiểu nhưng chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu được tiết ra).
  • Nước tiểu có thể có màu đục hoặc màu hồng.

Trong trường hợp bệnh nhân biểu hiện sốt kèm theo các triệu chứng như: đau lưng, buồn nôn và nôn mửa, vi khuẩn có thể đã lan sang thận. Khi gặp các triệu chứng này, bệnh nhân cần được xét nghiệm máu và điều trị sớm để điều trị viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ. 

Tiểu buốt là một trong những dấu hiệu của viêm đường tiết niệu.
Tiểu buốt là một trong những dấu hiệu của viêm đường tiết niệu.

4. Lưu ý cần tránh

Người mắc viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ thường không nên tiếp tục quan hệ tình dục. Bởi khi đó, cơ quan sinh dục của họ đã bị tổn thương một phần và quan hệ tình dục có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra đau rát, chảy máu và nguy cơ lây lan viêm nhiễm sang các bộ phận khác của cơ quan sinh dục.  

Người mắc viêm đường tiết niệu thường không nên tiếp tục quan hệ tình dục.
Người mắc viêm đường tiết niệu thường không nên tiếp tục quan hệ tình dục.

Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể truyền nhiễm sang bạn tình, làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ tái phát bệnh, gây viêm nhiễm ngược. Cả người mắc bệnh và bạn tình đều có thể thấy khó chịu và mất hứng thú khi quan hệ, làm ảnh hưởng đến tâm lý của cả hai bên.

Khi gặp các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đi khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Viêm đường tiết niệu có thể được chữa khỏi nếu bệnh nhân tích cực điều trị.

5. Phương pháp điều trị

5.1 Dùng cách dân gian

Đối với những triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể thử áp dụng các phương pháp điều trị dân gian trong giai đoạn đầu. Đây là những cách giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo an toàn:

  • Lá trầu không: Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp giảm viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ. Bệnh nhân có thể giã nhuyễn lá trầu không và pha chung với nước ấm để vệ sinh âm đạo.
  • Nước râu ngô: Râu ngô chứa nhiều dưỡng chất có khả năng thanh lọc cơ thể. Hãy đun sôi râu ngô với nước và uống nước này hàng ngày thay thế cho nước lọc.
  • Ngải cứu: Ngải cứu có tính kháng viêm và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Hãy sắc ngải cứu pha với phượng vĩ thảo và rễ cỏ tranh, sau đó sử dụng mỗi ngày, hoặc bệnh nhân có thể pha thêm mật ong nếu muốn.

5.2 Phương pháp Tây Y

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh là lựa chọn phổ biến với nhiều người do hiệu quả nhanh chóng mà thuốc mang lại. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh. 

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ bằng kháng sinh là lựa chọn phổ biến với nhiều người do thuốc có hiệu quả nhanh chóng.
Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ bằng kháng sinh là lựa chọn phổ biến với nhiều người do thuốc có hiệu quả nhanh chóng.

Thời gian sử dụng kháng sinh thường kéo dài khoảng 1 tuần. Trong những trường hợp nặng hơn, việc điều trị có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao và buồn nôn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện để chẩn đoán và điều trị.

5.3 Phương pháp Đông Y

Phương pháp Đông Y thường có hiệu quả chậm hơn so với Tây Y. Tuy nhiên, phương pháp này giúp xử lý căn nguyên của bệnh và giảm triệu chứng hiệu quả.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng đông quỳ tử, phục linh, cỏ lá tre, hoàng bá, thông thảo, cam thảo và tri mẫu. Rửa sạch các thành phần, đun sôi trong khoảng 20 phút, sau đó để nguội và uống.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng củ kim châm, xa tiền tử, lá đơn mặt trời, kim tiền thảo, tiếu kế, trắc bách diệp sao đen, trúc diệp, bạch mao căn và cam thảo. Rửa sạch các thành phần, đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp. Uống thuốc 3 lần mỗi ngày, áp dụng trong 1 tháng.
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng đông quỳ tử, cỏ lá tre, phục linh, thông thảo, cam thảo, hoàng bá và tri mẫu. Rửa sạch các nguyên liệu, đun sôi trong khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp để nguội và uống thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe