Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, tư vấn và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.
Bấm ối hay còn gọi là chọc đầu ối, là một thủ thuật trong sản khoa dùng để phá ối, được thực hiện khi cổ tử cung đã mở, có thể tiếp cận đầu ối. Bấm ối giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ, cho nước ối chảy ra ngoài từ từ tạo thuận lợi cho cuộc chuyển dạ. Khi nào thì chỉ định phá ối? Bấm ối cần phải lưu ý những gì?
1. Chỉ định phá ối trong chuyển dạ
Bấm ối là một thủ thuật rất quan trọng được sử dụng trong các cuộc chuyển dạ đẻ thường khi cổ tử cung đã xóa mở, có thể tiếp cận được được đầu ối. Bấm ối nhằm mục đích làm vỡ màng ối chủ động để cho nước ối thoát ra ngoài, từ đó làm giảm áp lực buồng ối giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ, đồng thời giúp loại bỏ đầu ối khi không còn tác dụng.
Chỉ định bấm ối đúng lúc khi cổ tử cung đã mở trên 8cm, đầu ối không còn tác dụng nên cần bấm ối để chuẩn bị cho việc đỡ đẻ.
Trên lâm sàng được phép chỉ định phá ối trong các trường hợp:
- Bấm ối khi cổ tử cung đã mở hết để chuẩn bị cho đỡ đẻ;
- Cổ tử cung đã mở 3 - 4cm, có thể tiếp cận đầu ối, đầu ối phồng gây cản trở cho cuộc đẻ;
- Sản phụ có màng ối quá dày, cổ tử cung không tiến triển hay tiến triển chậm;
- Gây đẻ chỉ huy, làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm hoặc đẻ thai thứ 2 trong đẻ sinh đôi;
- Giáp áp lực buồng ối trong các trường hợp đa ối bằng cách bấm ối để cho nước ối chảy từ từ ra ngoài;
Chống chỉ định của phương pháp phá ối khi:
- Trường hợp chưa chuyển dạ thực sự, các cơn co tử cung chưa đều đặn trừ các trường hợp gây đẻ non;
- Trường hợp bị sa dây rau trong bọc ối;
- Các trường hợp thai ngôi mông, ngôi mặt và ngôi vai mà cổ tử cung chưa mở hết;
Để thực hiện phá ối, ở các cơ sở y tế yêu cầu phải có:
- Có phòng mổ đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;
- Có đầy đủ các vật tư trang thiết bị hỗ trợ cho các cấp cứu sơ sinh;
- Có các nhân viên y tế đầy đủ khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế để thực hiện cuộc phẫu thuật an toàn nhất có thể, theo dõi sát sản phụ và thai nhi trong suốt quá trình phẫu thuật, phát hiện kịp thời những biến đổi bất thường để có hướng xử trí phù hợp.
2. Những biến chứng và lưu ý khi bấm ối
Một số biến chứng có thể xảy ra khi phá ối trong chuyển dạ:
- Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng thai: thường gặp ở những sản phụ bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc do bấm ối quá 6 giờ mà thai vẫn chưa ra ngoài;
- Có thể chọc kim vào thai nhi gây nên tổn thương cho thai nhi;
- Sa dây rau: Được phát hiện sau bấm ối qua nghe tim thai. Đây cũng là một trong những tai biến có thể xảy ra trên lâm sàng khi phá ối. Ngay sau khi bấm ối, nếu sản phụ có biểu hiện của hiện tượng sa dây rau thì ngay lập tức cần cho sản phụ nằm đầu thấp, kê mông cao rồi bác sĩ dùng 2 đầu ngón tay đẩy bánh rau lên. Nếu không thể đẩy bánh rau lên thì cần lập tức chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai ra;
- Có thể gây tụ máu sau rau hoặc rau bong non.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.