Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Trẻ sinh non nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch để đưa các chất dinh dưỡng vào nuôi dưỡng cơ thể, thay cho việc nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa trong trường hợp chưa thể ăn bằng đường miệng.
Ở trẻ sinh non, nhu cầu các chất cao (cal, protein, G, L, Vit, khoáng). Nuôi dưỡng trẻ sinh non có nhiều khó khăn: Dạ dày nằm ngang hay có luồng trào ngược thực quảnr- Phản xạ bú nuốt kém - Thiếu men tiêu hóa tại ruột- Niêm mạc ruột , hệ miễn dịch tại ruột (IgA) kém phát triển nên dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dễ bị tổn thương- Dự trữ colagen tại gan kém nên dễ bị tăng hay giảm đường huyết. Cùng lúc trẻ đẻ non hay suy hô hấp, bệnh màng trong vì vậy thật khó nuôi bằng đường miệng, chậm tăng cân
1. Dinh dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh
Dinh dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh được chỉ định trong trường hợp:
- Trẻ mắc phải bệnh lý khác khi không thể dung nạp năng lượng tối thiểu 60 Kcal/kg/ngày qua đường miệng trong thời gian 3 ngày (nếu cân nặng ≤ 1800g) hoặc 5 ngày (nếu cân nặng > 1800g).
- Sơ sinh cực non (< 1000g), suy hô hấp nặng, săn sóc tiền phẫu và hậu phẫu các dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa (hở thành bụng, thoát vị cuống rốn, teo thực quản bẩm sinh...), viêm ruột hoại tử,...
2. Phác đồ nuôi ăn tĩnh mạch sơ sinh
2.1. Nhu cầu năng lượng
Trung bình 120-130 KCal/kg/ngày, trong 1-2 ngày đầu sau đẻ nhu cầu có thể thấp hơn. Trên thực tế, nếu không đủ thành phần dinh dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh thì không thể đáp ứng đủ số calo theo nhu cầu trên. Mức tối thiểu bắt đầu: 50 kcal/kg/ngày tăng dần để đạt 100-120 kcal/kg/ ngày (trẻ đủ tháng), 110-140 kcal/kg/ngày (trẻ thiếu tháng).
Trong trường hợp sơ sinh mắc bệnh mãn tính: 150 kcal/ kg/ ngày.
Tỷ lệ thích hợp: G:L:P = 5:5:1
1 g glucose →4 kcal, 1g lipid → 9 kcal, 1g acid amin → 4 kcal
2.2. Nhu cầu dịch, điện giải
- Số lượng dịch truyền phụ thuộc vào trọng lượng và ngày tuổi của sơ sinh (Tính theo kg thể trọng trong 1 ngày).
- Số lượng trên thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ, nhưng không qúa 200ml/kg/24 giờ.
- Tăng 10-30% tổng lượng dịch khi trẻ nôn nhiều, ỉa chảy nặng hoặc chiếu đèn.
- Giảm 10-30% lượng dịch nếu trẻ khi đẻ bị phù, suy tim, viêm phổi...; liều tối đa 120ml/kg/ngày.
- Thời gian truyền nhỏ giọt chậm 3-6 giọt/phút. Nên chia lượng dịch ra làm 2 phần để phân bố dịch truyền trong cả ngày đêm nhằm tránh tình trạng hạ đường huyết.
2.3. Nhu cầu protein
- Bắt đầu cho lúc 1 ngày tuổi
- Nồng độ truyền thích hợp: 1g% đối với trẻ đủ tháng, 0,5 g% đối với non tháng, không được vượt quá 2,5 g%
- Khởi đầu: 0,5-1 g/kg/ngày
- Tăng dần 0,5-1 g/kg/ngày đến liều: 2,5-3 g/kg/ngày, trên liều này có thể gây toan chuyển hóa, tăng BUN, Amoniac/máu
- Đối với bệnh nhân suy thận, AA giới hạn tối đa ở mức 1,5g/kg/ngày cho đến khi BUN trở về bình thường.
- Tránh dùng AA tạo năng lượng, lượng calories có nguồn gốc không phải là protein phải đủ để AA tổng hợp protein:
2.4. Nhu cầu vitamin, khoáng chất
- Chỉ định khi nuôi ăn tĩnh mạch > 2 tuần.
- Sắt: 2- 4mg/kg/ngày sau 6 tuần.
- Vitamin A: giảm nguy cơ bệnh phổi mạn, cực nhẹ cân- cho từ sau 72 giờ tuổi. Liều: 5000UI/ lần, 3 lần/tuần tiêm bắp X 4 tuần, hoặc 1000 Ul/lần uống cách nhật (nếu dung nạp được) X 4 tuần.
Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh trong đó 23 năm làm tại khoa sơ sinh bệnh viện Phụ sản Hải Phòng ( có kinh nghiệm về hồi sức sơ sinh tại phòng mổ/phòng đẻ + nuôi dưỡng trẻ sinh non muộn ( 34 tuần - 37 tuần), 02 năm làm tại Phòng khám yêu cầu bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Hiện bác sĩ Thanh đang làm việc tại khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.