Nội soi phế quản ở trẻ em: Những điều cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nội soi phế quản ở trẻ em là phương pháp hiệu quả hàng đầu để chẩn đoán và can thiệp các bệnh lý hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, đây là phương pháp can thiệp có xâm nhập vào đường thở nên cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định soi phế quản cho bé.

1. Nội soi phế quản ở trẻ là gì?

Nội soi phế quản ở trẻ em là thủ thuật dùng một ống soi nhỏ với một đầu được gắn camera và đèn đưa vào đường thở của trẻ để quan sát và đánh giá đường thở (gồm mũi họng, thanh khí phế quản). Đây là thủ thuật rất quan trọng và cần thiết trong việc thăm dò, chẩn đoán và can thiệp các bệnh lý hô hấp, ví dụ như hít sặc dị vật.

Nội soi phế quản ở trẻ em được chỉ định trong trường hợp:

  • Chẩn đoán hình thái học đường thở
  • Phát hiện các dị tật bẩm sinh đường hô hấp của bé
  • Lấy bỏ các dị vật đường thở do hít sặc
  • Lấy bệnh phẩm dịch rửa phế quản nuôi cấy xét nghiệm vi khuẩn làm kháng sinh đồ
  • Sinh thiết tế bào niêm mạc khí phế quản chẩn đoán tế bào học...

Nội soi phế quản ở trẻ em là phương pháp hiệu quả hàng đầu để chẩn đoán và can thiệp các bệnh lý hô hấp
Nội soi phế quản ở trẻ em là phương pháp hiệu quả hàng đầu để chẩn đoán và can thiệp các bệnh lý hô hấp

2. Quy trình nội soi phế quản ở trẻ em

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi nội soi phế quản cho trẻ em cần:

  • Xét nghiệm máu trước để kiểm tra tình trạng đông cầm máu. Kiểm tra này để đảm bảo an toàn do có thể chảy máu (ví dụ như sinh thiết mẫu mô) trong quá trình nội soi.
  • Không nên cho trẻ dùng bất kỳ thuốc gì gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu như aspirin và warfarin (simtrom) một tuần trước khi nội soi.
  • Không nên để trẻ ăn hoặc uống vài giờ trước khi nội soi, chỉ nên uống một ngụm nước trước đó 2 tiếng.
  • Cần có cha mẹ hoặc người chăm sóc sau khi nội soi trong trường hợp trẻ buồn ngủ do thuốc an thần.

Bước 2: Tiến hành nội soi phế quản ở trẻ em

Kỹ thuật nội soi phế quản ở trẻ em được tiến hành bởi máy nội soi khí phế quản. Máy nội soi khí phế quản có hai loại là máy có ống soi bằng kim loại (ống cứng) và máy có ống bằng chất dẻo có dây dẫn sáng bằng sợi thuỷ tinh quang học (ống mềm). Kỹ thuật nội soi phế quản ở trẻ em hiện nay thường sử dụng ống nội soi mềm.

Quy trình nội soi phế quản ở trẻ thường kéo dài ít hơn 15 phút và được tiến hành như sau:

  • Trước khi nội soi, bác sĩ có thể kê cho trẻ một loại thuốc an thần để giúp bé thư giãn và đặt bé ngồi hoặc nằm ngửa.
  • Bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp, oxy máu và điện tim của trẻ trong suốt quá trình tiến hành thủ thuật.
  • Một ống soi mềm được đưa từ từ qua lỗ mũi và đi xuống khí - phế quản của bé. Khi đưa ống soi vào đường hô hấp trên, bác sĩ sẽ sử dụng các ống soi phế quản để kiểm tra đường hô hấp của bé và có thể thực hiện sinh thiết khi thấy những tổn thương đáng nghi ngờ để việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Quy trình nội soi phế quản ở trẻ thường kéo dài ít hơn 15 phút
Quy trình nội soi phế quản ở trẻ thường kéo dài ít hơn 15 phút

3. Khi nào cần cho trẻ nội soi phế quản?

Cần phải tiến hành nội soi phế quản cho trẻ em nếu nghi ngờ những hội chứng chính của hô hấp bao gồm:

  • Thở rít thanh quản (Stridor)
  • Rối loạn thông khí
  • Hội chứng hen
  • Ho ra máu, ho kéo dài không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị thông thường
  • Có các dấu hiệu bất thường khi chụp X- quang hoặc CT phổi, nghi ngờ ung thư phổi
  • Có hạch cổ hoặc hạch thượng đòn
  • Hít hoặc sặc phải dị vật như hạt hồng xiêm, viên bi, xương cá...
  • Những chỉ định khác.

4. Nội soi phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nội soi phế quản ở trẻ em là thủ thuật khá an toàn và hầu hết không gây bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biến chứng có thể xảy ra sau khi nội soi phế quản ở trẻ bao gồm:

  • Đau họng, khàn tiếng hay ho nặng hơn
  • Co thắt đường dẫn khí, gây ra khó thở
  • Tim đập bị loạn nhịp
  • Gây ra viêm phổi, tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh
  • Dị ứng
  • Một số nguy cơ nhiễm khuẩn do vi khuẩn theo ống nội soi vào vùng họng và phổi

Trên thực tế, biến chứng nghiêm trọng do nội soi phế quản ở trẻ em gây ra là rất hiếm. Nếu sau thủ thuật bé gặp phải các triệu chứng như: Khó thở , thở khò khè, đàm có máu, sốt, đau ngực thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Hiện nay, nội soi phế quản là kỹ thuật rất cần thiết trong chẩn đoán và can thiệp các bệnh lý hô hấp ở trẻ. Nhiều trường hợp trẻ đã được cứu sống cũng như được chẩn đoán, can thiệp điều trị có hiệu quả nhờ phương pháp này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe