Những xét nghiệm cần làm nếu muốn mang thai sau lần thai chết lưu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Hiện tượng thai chết lưu đang là nỗi ám ảnh của nhiều cặp vợ chồng. Nhiều cặp vợ chồng muốn mang thai tiếp cần chú ý đến những xét nghiệm sau.

1. Thế nào là thai chết lưu?

Thai chết lưu là là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Thai chết lưu thường xảy ra trong 3 tháng đầu giai đoạn mang thai. Nó ảnh hưởng không chỉ là vật chất mà đau đớn hơn là về tinh thần của mỗi bà mẹ.

Sau khi thai lưu đã bị lấy ra ngoài, cơ thể mẹ cần một khoảng thời gian hồi phục lại sức khỏe. Thai lưu càng lớn thì thời gian cần nghỉ ngơi càng nhiều. Thông thường là sau khoảng 2 tuần tới 1 tháng, sức khỏe mẹ đã ổn định, tinh thần thoải mái hơn, hai vợ chồng đã có thể giao hợp bình thường. Tuy nhiên nếu muốn mang thai sau lần thai chết lưu bạn bên thực hiện một số xét nghiệm.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

2. Xét nghiệm cần thiết khi chuẩn bị mang thai sau thai lưu

Trước khi muốn có thai lại, hai vợ chồng nên đi khám để xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra thai chết lưu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế nguy cơ trong lần mang thai tiếp theo.

Thông thường, nguyên nhân thai chết lưu là do những bất thường về di truyền giữa mẹ hay người mẹ có mắc các bệnh mãn tính, tim mạch, lối sống và nhiều nguyên nhân khác nữa.

Có hơn 50% trường hợp sẩy thai trong tam cá nguyệt thứ nhất là do bất thường nhiễm sắc thể.

Khoảng 20% phụ nữ sẩy thai liên tiếp sẽ được chẩn đoán nguyên nhân miễn dịch mà phổ biến nhất là Hội chứng antiphospholipid (APS).

Để kiểm tra được những nguyên nhân cũng như các rủi ro có thể xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như sau trước khi chuẩn bị mang thai:

  • Xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng
  • Xét nghiệm hội chứng antiphospholipid (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).
  • Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.

Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không
Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không
  • Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,..
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi
  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.

3. Những lưu ý khi chuẩn bị mang thai sau thai lưu

Trong giai đoạn chuẩn bị mang thai sau thai lưu, hai vợ chồng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên ăn nhiều rau và trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng cần hấp thụ cho cơ thể khoảng 400 mcg acid folic để quá trình mang thai lần tiếp theo an toàn hơn.

Từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,.. là mẹ là giảm được tỷ lệ thai chết lưu. Luyện tập thể dục hàng ngày, uống nước sinh tố hay tham gia những trò chơi lành mạnh để đảm bảo một sức khỏe lý tưởng.

Luôn giữ vững một tinh thần vui vẻ, thoải mái dù cho bạn vừa phải chịu đựng một cú sốc. Bởi khi bạn bị stress, mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai sau này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe