Những lợi ích sức khỏe từ thảo quả

Thảo quả là một loại gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn và làm thuốc chữa bệnh. Thực tế, thảo quả là một thực phẩm phổ biến tại Trung Đông và Ả Rập nhưng hiện tại chúng cũng đã trở nên phổ biến ở phương Tây. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về lợi ích sức khỏe của thảo quả dựa trên các căn cứ khoa học.

1. Thảo quả là gì?

Thảo quả xuất phát từ hạt của một số loại cây khác nhau thuộc cùng một họ với gừng. Nó có một hương vị đặc biệt bổ sung cho cả các món ăn ngọt và mặn. Mọi người có thể sử dụng hạt và quả của thảo quả trong các món cà ri, món tráng miệng và các món thịt, cũng như trong đồ uống, chẳng hạn như cà phê và trà chai.

Hạt, dầu và chiết xuất thảo quả được cho là có dược tính ấn tượng và đã được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền trong nhiều thế kỷ. Cho nên, mọi người cũng có thể dùng thảo quả như một chất bổ sung mang lại lợi ích sức khỏe. Hơn nữa, thảo quả còn chứa chất phytochemical có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tốt.


Thảo quả là một loại dược liệu với những công dụng bất ngờ
Thảo quả là một loại dược liệu với những công dụng bất ngờ

2. Thảo quả có những tác dụng gì?

2.1. Đặc tính chống oxy hóa và lợi tiểu có thể làm giảm huyết áp

Thảo quả được biết là có thể hữu ích cho những người bị huyết áp cao. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cung cấp ba gam bột thảo quả mỗi ngày cho 20 người trưởng thành mới được chẩn đoán bị huyết áp cao. Sau 12 tuần sử dụng, kết quả nghiên cứu cho thấy mức huyết áp đã giảm đáng kể xuống mức bình thường.

Các kết quả đầy hứa hẹn của nghiên cứu này có thể cho thấy sự liên quan đến hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong thảo quả đối với một số bệnh. Trên thực tế, tình trạng chất chống oxy hóa của những người tham gia đã tăng 90% vào cuối nghiên cứu. Chất chống oxy hóa này có mối liên quan đến hạ huyết áp.

Các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng loại gia vị này có thể làm giảm huyết áp do tác dụng lợi tiểu của nó, có nghĩa là nó có thể thúc đẩy đi tiểu để loại bỏ nước tích tụ trong cơ thể. Hơn nữa, chiết xuất thảo quả đã được chứng minh là làm tăng đi tiểu và giảm huyết áp ở chuột

2.2. Có thể chứa các hợp chất chống ung thư

Các chất trong thảo quả có thể có tác dụng giúp chống lại các tế bào ung thư. Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng bột thảo quả có thể làm tăng hoạt động của một số enzyme giúp chống ung thư.

Gia vị cũng có thể tăng cường khả năng tiêu diệt của tế bào tự nhiên để tấn công các khối u. Trong một nghiên cứu được tiến hành ở hai nhóm chuột có hợp chất gây ung thư da và trong đó một nhóm được cho ăn 500mg thảo quả/ kg trọng lượng mỗi ngày. Sau 12 tuần nghiên cứu, kết quả cho thấy trong nhóm chuột ăn thảo quả chỉ có 29% bị ung thư, so với hơn 90% của nhóm đối chứng.

Nghiên cứu về mối liên quan của tế bào ung thư ở người và thảo quả cho thấy kết quả tương tự. Nghiên cứu cho thấy một hợp chất nhất định trong gia vị đã ngăn chặn các tế bào ung thư miệng trong các ống nghiệm nhân lên.

Mặc dù kết quả rất hứa hẹn, những nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên chuột hoặc trong ống nghiệm. Cho nên, cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa trước khi tuyên bố tác dụng của thảo quả đối với tế bào ung thư.


Thảo quả có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư trên da
Thảo quả có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư trên da

2.3. Có thể bảo vệ khỏi các bệnh mãn tính nhờ tác dụng chống viêm

Bạch đậu khấu rất giàu các hợp chất có thể chống viêm. Viêm xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất lạ. Viêm cấp tính là cần thiết và có lợi, nhưng viêm lâu dài có thể dẫn đến các bệnh mãn tính. Chất chống oxy hóa, được tìm thấy rất nhiều trong thảo quả, đồng thời có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và ngăn chặn tình trạng viêm xảy ra.

Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất thảo quả với liều 50-100 mg/kg trọng lượng cơ thể, cho thấy có hiệu quả trong việc ức chế ít nhất bốn hợp chất gây viêm khác nhau ở chuột. Hay, một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy rằng ăn bột thảo quả làm giảm viêm gan do ăn chế độ ăn nhiều carbs và chất béo.

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về tác dụng chống viêm của thảo quả ở người, nhưng những nghiên cứu cho thấy các chất bổ sung có thể làm tăng tình trạng chống oxy hóa lên đến 90%.

2.4. Có thể giúp các vấn đề tiêu hóa, bao gồm loét

Thảo quả đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để giúp tiêu hóa tốt hơn. Nó thường trộn với các loại gia vị thuốc khác để giảm bớt sự khó chịu, buồn nôn và ói mửa. Những nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu nhiều nhất về thảo quả, vì nó liên quan đến việc làm giảm các vấn đề dạ dày, là khả năng chữa lành vết loét.

Trong một nghiên cứu được tiến hành ở chuột, chuột được cho ăn chiết xuất thảo quả, củ nghệ và lá sembung trong nước nóng trước khi tiếp xúc với aspirin liều cao để gây viêm loét dạ dày. Những con chuột này phát triển ít vết loét hơn so với những con chuột chỉ được nhận aspirin.

Một nghiên cứu tương tự trên chuột cho thấy chỉ riêng chiết xuất thảo quả có thể ngăn ngừa hoặc giảm hoàn toàn kích thước của loét dạ dày ít nhất 50%. Trên thực tế, với liều 12,5 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể, chiết xuất thảo quả có hiệu quả hơn một loại thuốc chống loét thông thường.

Nghiên cứu ống nghiệm cũng cho thấy rằng thảo quả có thể bảo vệ chống lại Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn có liên quan đến sự phát triển của hầu hết các vấn đề loét dạ dày.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để biết liệu loại gia vị này có tác dụng tương tự chống loét ở người hay không.


Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên bổ sung thảo quả
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên bổ sung thảo quả

2.5. Có thể điều trị hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng

Việc sử dụng thảo quả để điều trị hôi miệng và cải thiện sức khỏe răng miệng là một phương thuốc cổ xưa. Trong một số nền văn hóa, nó phổ biến để làm mới hơi thở bằng cách ăn toàn bộ vỏ quả thảo quả sau bữa ăn. Ngay cả nhà sản xuất kẹo cao su Wrigley cũng sử dụng gia vị này trong một trong những sản phẩm của mình.

Lý do tại sao thảo quả có thể dẫn đến hơi thở thơm mát có thể có mối liên quan đến khả năng chống lại vi khuẩn miệng thông thường. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất thảo quả có hiệu quả trong việc chống lại năm loại vi khuẩn có thể gây sâu răng. Trong một số nghiên cứu thực hiện trong ống nghiệm cho thấy chất chiết xuất đã ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lên đến 2,08 cm. Hay, nghiên cứu bổ sung cũng cho thấy chiết xuất thảo quả có thể làm giảm 54% số lượng vi khuẩn trong mẫu nước bọt. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này đã được tiến hành trong các ống nghiệm, khiến nó không rõ kết quả để có thể áp dụng cho con người.

2.6. Có thể có tác dụng kháng khuẩn và điều trị nhiễm trùng

Thảo quả cũng có tác dụng kháng khuẩn bên ngoài miệng và có thể điều trị nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất thảo quả và tinh dầu của nó có các hợp chất chống lại một số chủng vi khuẩn phổ biến.

Một nghiên cứu ống nghiệm đã xem xét tác động của các chất chiết xuất này đối với các chủng Candida kháng thuốc, một loại nấm men có thể gây nhiễm nấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chất chiết xuất của thảo có thể ức chế sự tăng trưởng của một số chủng bằng 0,99 -1,49 cm.

Nghiên cứu ống nghiệm bổ sung cũng cho thấy rằng tinh dầu và chiết xuất thảo quả giống như, và đôi khi hiệu quả hơn thuốc tiêu chuẩn chống lại vi khuẩn E. coliStaphylococcus, đây là hai vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Các nghiên cứu về ống nghiệm cũng chỉ ra rằng tinh dầu thảo quả chống lại vi khuẩn Salmonella dẫn đến ngộ độc thực phẩm và Campylobacter góp phần gây viêm dạ dày. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại về tác dụng kháng khuẩn của thảo quả chỉ xem xét với các chủng vi khuẩn bị cô lập trong phòng thí nghiệm. Do đó, bằng chứng chưa đủ mạnh để tuyên bố rằng gia vị này sẽ có tác dụng tương tự ở người.


Thảo quả đặc biệt có công dụng trong chống lại vi khuẩn E. coli
Thảo quả đặc biệt có công dụng trong chống lại vi khuẩn E. coli

2.7. Có thể cải thiện việc thở và sử dụng oxy

Các hợp chất trong thảo quả có thể giúp tăng lưu lượng khí đến phổi và cải thiện nhịp thở. Khi được sử dụng thảo quả trong liệu pháp mùi hương, nó có thể cung cấp một mùi mạnh mẽ giúp tăng cường khả năng sử dụng oxy của cơ thể trong khi tập thể dục.

Một nghiên cứu đã đề nghị một nhóm người tham gia hít tinh dầu thảo quả trong một phút trước khi đi bộ trên máy chạy bộ trong khoảng thời gian 15 phút. Kết quả cho thấy, nhóm được sử dụng tinh dầu thảo quả có sự hấp thụ oxy cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Hay nói một cách khác là thảo quả có thể cải thiện việc thở và sử dụng oxy giúp thư giãn đường thở. Điều này có thể đặc biệt hữu ích để điều trị hen suyễn.

Một nghiên cứu trên chuột và thỏ đã phát hiện ra rằng tiêm chiết xuất thảo quả có thể làm thư giãn đường dẫn khí. Nếu chiết xuất có tác dụng tương tự ở những người mắc bệnh hen suyễn, nó có thể giúp ngăn chặn đường thở bị viêm và cải thiện hơi thở cho đối tượng này.

2.8. Có thể hạ đường huyết

Khi dùng ở dạng bột, thảo quả có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu tiến hành ở chuột với chế độ ăn nhiều chất béo, giàu carb (HFHC) cho thấy lượng đường trong máu của chúng tăng cao hơn so với khi chúng được cho ăn chế độ ăn bình thường. Tuy nhiên, khi chuột trong chế độ ăn HFHC được ăn thêm bột thảo quả, thì kết quả là lượng đường cao trong máu của chúng không duy trì được lâu hơn so với lượng đường trong máu của chuột trong chế độ ăn bình thường. Tuy nhiên, bột có thể sẽ không có tác dụng tương tự ở người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Trong một nghiên cứu trên 200 người trưởng thành mắc bệnh này, những người tham gia được chia thành các nhóm chỉ uống trà đen hoặc trà đen với ba gam quế, thảo quả hoặc gừng mỗi ngày và được thực hiện trong tám tuần. Kết quả cho thấy quế, nhưng không phải thảo quả hay gừng, đã cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu. Cho nên, để hiểu rõ hơn về tác dụng của thảo quả đối với lượng đường trong máu ở người thì cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.


Một công dụng của thảo quả là làm hạ lượng đường trong máu
Một công dụng của thảo quả là làm hạ lượng đường trong máu

2.9. Lợi ích sức khỏe tiềm năng khác của thảo quả

Ngoài các lợi ích sức khỏe đã nói ở trên, thảo quả có thể tốt cho sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Các nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng mức độ chống oxy hóa cao trong gia vị có thể ngăn ngừa cả việc mở rộng gan, lo lắng và thậm chí hỗ trợ giảm cân:

  • Bảo vệ gan: Chiết xuất thảo quả có thể làm giảm men gan, triglyceride và cholesterol. Chúng cũng có thể ngăn ngừa sự mở rộng gan và trọng lượng gan, làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Lo lắng: Một nghiên cứu về chuột cho thấy chiết xuất thảo quả có thể ngăn chặn các hành vi lo lắng. Điều này có thể là do nồng độ chất chống oxy hóa trong máu thấp có liên quan đến sự phát triển của chứng lo âu và các rối loạn tâm trạng khác.
  • Giảm cân: Một nghiên cứu ở 80 phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cùng với thừa cân và béo phì đã tìm thấy mối liên hệ giữa thảo quả và vòng eo giảm nhẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về giảm cân ở chuột và gia vị vẫn chưa tìm thấy kết quả đáng kể.

Số lượng nghiên cứu về mối liên hệ giữa thảo quả và những lợi ích tiềm năng này còn hạn chế và chủ yếu được thực hiện trên động vật. Hơn nữa, lý do tại sao các loại gia vị có thể giúp cải thiện sức khỏe gan, lo lắng và cân nặng là không rõ ràng. Cho nên, cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu để xác định rõ mối liên quan này.


Các chất trong thảo quả có tác dụng hỗ trợ giảm cân
Các chất trong thảo quả có tác dụng hỗ trợ giảm cân

2.10.Thảo quả an toàn cho hầu hết mọi người

Thảo quả nói chung là an toàn cho hầu hết mọi người. Cách phổ biến nhất để sử dụng thảo quả là trong nấu ăn hoặc nướng. Nó rất linh hoạt và thường được thêm vào các món cà ri và món hầm Ấn Độ, cũng như bánh quy gừng, bánh mì và các loại bánh nướng khác.

Việc sử dụng các chất bổ sung thảo quả, chiết xuất và tinh dầu của nó có khả năng trở nên phổ biến hơn trong kết quả đầy hứa hẹn của nghiên cứu về việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hiện tại không có liều khuyến cáo nào cho loại gia vị này vì hầu hết các nghiên cứu đề thực hiện trên động vật. Cho nên, việc sử dụng các chất bổ sung nên được theo dõi bởi một chuyên gia y tế. Hơn nữa, bổ sung thảo quả có thể không phù hợp cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Hầu hết các chất bổ sung khuyên dùng 500 mg bột thảo quả hoặc chiết xuất một hoặc hai lần một ngày. FDA không quy định các chất bổ sung, vì vậy hãy chắc chắn chọn các nhãn hiệu đã được thử nghiệm bởi bên thứ ba nếu bạn muốn dùng thử các chất bổ sung thảo quả. Và hơn hết, nếu bạn thích dùng thử thảo quả, hãy nhớ rằng thêm thảo quả như gia vị vào thức ăn có thể là cách an toàn nhất.

Tóm lại, thảo quả là một phương thuốc cổ xưa có thể có nhiều tính chất dược liệu. Nó có thể hạ huyết áp, cải thiện hô hấp và hỗ trợ giảm cân. Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy thảo quả có thể giúp chống lại các khối u, cải thiện sự lo lắng, chống lại vi khuẩn và bảo vệ gan của bạn, mặc dù bằng chứng trong những trường hợp này kém mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, ít hoặc không có nghiên cứu nào được thực hiện với con người về một số tuyên bố lợi ích khỏe liên quan đến gia vị này. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn để có căn cứ đối với tác dụng của thảo quả với con người.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe