Những loại vắc - xin cần tiêm trước khi mang thai và sau khi sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tiêm phòng vắc - xin trước khi mang thai và sau khi sinh có vai trò quan trọng giúp bảo vệ mẹ và em bé tránh khỏi nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

1. Lịch tiêm vắc - xin trước khi mang thai

Trước khi lên kế hoạch mang thai, người mẹ nên được tiêm tất cả các loại vắc - xin cần thiết theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới. Tiêm vắc - xin trước khi mang thai giúp bảo vệ người phụ nữ và em bé sau này tránh khỏi các bệnh nguy hiểm và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra do mắc bệnh. Ví dụ, rubella là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai. Cụ thể, bệnh này có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Biện pháp phòng vệ tốt cho mẹ và bé để chống lại bệnh rubella là tiêm vắc - xin MMR (ngừa sởi - quai bị - rubella). Tuy nhiên, trong trường hợp chưa được chủng ngừa loại vắc - xin này thì người phụ nữ phải tiêm trước khi mang thai. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm máu trước khi mang thai để kiểm tra xem trong cơ thể đã có khả năng miễn dịch với rubella hay chưa. Nguyên nhân là vì đa phần nữ giới đã được tiêm phòng vắc - xin MMR khi còn nhỏ, tuy nhiên hiệu quả phòng vệ cần được xác nhận với bác sĩ. Nếu có chỉ định tiêm vắc - xin ngừa rubella, phụ nữ cần tránh mang thai một tháng sau tiêm, lý tưởng nhất là 3 tháng cho đến thời điểm hoàn tất quá trình tạo ra kháng thể phòng bệnh (thông qua kết quả xét nghiệm máu).

Các loại vắc - xin được liệt kê sau đây là những vắc - xin cần thiết cho phụ nữ trước khi có ý định mang thai:

Loại vắc - xin Thời điểm tiêm Lưu ý
Viêm gan B Tiêm mũi đầu tiên trước khi có thai 7 tháng
Tiêm mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
Tiêm mũi 3 cách mũi 1 ít nhất 6 tháng
Cần xét nghiệm trước khi tiêm
Thủy đậu Tiêm 1 - 2 liều trước khi có thai 3 tháng Không được tiêm nếu đã có thai
Sởi - quai bị - rubella (MMR) Tiêm 1 liều trước khi có thai 3 tháng Không được tiêm nếu đã có thai
Cúm Tiêm 1 liều trước khi có thai 1 tháng

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

Ngoài ra, đối với phụ nữ dưới 26 tuổi thì nên chủng ngừa vắc - xin ung thư cổ tử cung . Lịch tiêm HPV gồm 3 mũi, triển khai theo phác đồ 0, 1, 6 tháng hoặc 0, 2, 6 tháng tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc - xin. Trong trường hợp phụ nữ đang trong quá trình tiêm phòng vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung mà có thai thì phải ngừng tiêm, đến khi sinh xong mới tiếp tục tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, khoảng thời gian để hoàn tất ba mũi tiêm không được vượt quá 2 năm. Bên cạnh đó, tiêm vắc - xin trong khi mang thai nên cân nhắc thêm các vắc - xin ngừa uốn ván, viêm gan A, viêm phổi do phế cầu...

Em bé có thể nhận được khả năng miễn dịch với bệnh từ người mẹ thông qua kháng thể trong suốt thai kỳ. Khả năng miễn dịch từ mẹ sẽ bảo vệ bé khỏi một số bệnh nhiễm trong vài tháng đầu đời, lượng kháng thể này sẽ nhanh chóng giảm dần theo thời gian nếu trẻ không được tiếp tục chủng ngừa các loại vắc - xin cần thiết sau khi sinh.

2. Không tiêm ngừa trước khi mang thai có sao không?

Việc tiêm phòng trước thai kỳ hiện đã được khuyến cáo bởi Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, song điều này không mang tính bắt buộc và tùy thuộc vào quyết định của mẹ. Tuy nhiên, nếu không được tiêm vắc - xin trước khi mang thai, thai phụ khi mắc những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm thì em bé có nguy cơ bị lây truyền từ mẹ trong khi sinh hoặc bị dị tật bẩm sinh do biến chứng của bệnh, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí đe dọa sảy thai, sinh non.

Vì vậy, phụ nữ nên có kế hoạch tiêm ngừa vắc - xin đầy đủ trước khi mang thai. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bà bầu có thể bổ sung các mũi tiêm vắc - xin trong thai kỳ cần thiết như tiêm ngừa cúm (bất hoạt), tiêm ngừa viêm gan B (ở người chưa được tiêm vắc-xin, tiêm chưa đủ phác đồ hoặc đang mắc các bệnh gan mãn tính khác).


Chị em phụ nữ nên tiêm ngừa vắc - xin đầy đủ trước khi mang thai
Chị em phụ nữ nên tiêm ngừa vắc - xin đầy đủ trước khi mang thai

3. Tại sao cần lưu giữ lịch sử tiêm vắc - xin trước khi mang thai?

Phụ nữ nên lưu giữ thông tin về lịch sử tiêm chủng trước thai kỳ để cung cấp cho bác sĩ sản khoa nhằm xác định các loại vắc - xin cần tiêm trong khi mang thai. Trong trường hợp không có thông tin về lịch sử tiêm chủng của bản thân, bạn có thể:

  • Hỏi bố mẹ hoặc thầy cô giáo cũ của mình, vì nhiều khả năng họ vẫn còn lưu lại hồ sơ tiêm chủng của bạn khi còn nhỏ. Hỏi họ về những bệnh nhiễm mà bạn đã mắc phải vì rất có thể khả năng miễn dịch đã hình thành để chống lại những bệnh đó;
  • Liên hệ đến các bác sĩ trước đây đã từng thăm khám và chăm sóc cho bạn hoặc những nơi mà bạn có thể đã được tiêm chủng (chẳng hạn như, trạm y tế địa phương, trường học, nơi làm việc hoặc nhà thuốc tại địa phương).

Khi có đầy đủ những thông tin về lịch sử tiêm phòng của bạn, bác sĩ có cơ sở để tư vấn tốt hơn về những loại vắc - xin thích hợp cần tiêm để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé trong thời kỳ mang thai.

4. Tiêm vắc - xin sau khi sinh

Bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh có thể khuyến nghị phụ nữ sau khi sinh tiêm một số vắc - xin cần thiết. Tiêm vắc - xin sau khi sinh giúp bảo vệ người mẹ khỏi bị bệnh khi hệ miễn dịch suy yếu, đồng thời truyền một số kháng thể cho em bé sơ sinh thông qua sữa mẹ. Tiêm phòng sau khi mang thai đặc biệt quan trọng nếu người mẹ chưa được chủng ngừa các loại vắc - xin trước hoặc trong khi mang thai.

Em bé sau sinh cũng bắt đầu được tiêm vắc - xin theo lịch trình để chủng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai tiêm phòng vắc - xin cho phụ nữ trước khi mang thai và sau khi sinh tại toàn hệ thống bệnh viện trên cả nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: vnvc.vn; cdc.gov

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe