Những điều có thể xảy ra khi bé sinh cực non

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã trên 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.

Sinh cực non là khi mẹ bầu sinh con lúc thai nhi chưa được 28 tuần tuổi. Những em bé sinh cực non mặc dù có thể sống sót, nhưng thường mang những vấn đề khiếm khuyết nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần hay thể chất và cần có sự chăm sóc y tế đặc biệt gần như suốt đời.

1. Sinh cực non là gì?

Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần. Em bé sinh trước 37 tuần thai được gọi là trẻ sinh non hoặc sinh sớm. Em bé sinh trước tuần thứ 28 của thai kỳ được coi là sinh cực non. Thai nhi được sinh ra càng sớm thì càng ít có khả năng sống sót. Cho dù có sống sót được thì em bé sinh cực non thường phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe và khuyết tật nghiêm trọng, đôi khi kéo dài cả cuộc đời.

2. Tiên lượng sức khỏe của những em bé sinh cực non

Hiện nay, những tiến bộ y học đã giúp một số trẻ sinh non sống sót và vượt qua những vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khả năng em bé sinh non 28 tuần tuổi có thể sống sót mà không bị khuyết tật vẫn còn rất nhỏ. Đặc biệt, tỷ lệ các em bé tử vong khi sinh trước 23 tuần mang thai hiện nay đã rất hiếm xảy ra. Mặc dù khả năng sống sót đã tăng lên đáng kể đối với những em bé được sinh ra trong khoảng từ 23 đến 25 tuần tuổi, song hầu hết những trường hợp sống sót này đều phải đối mặt với các khuyết tật nghiêm trọng, đeo theo suốt cuộc đời của bé. Khi tuổi thai tăng lên, tiên lượng sức khỏe của thai nhi cũng được cải thiện.

Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh non tháng?

Trẻ sơ sinh non tháng rất cần được chăm và điều trị thật tốt để giúp giảm nguy cơ gặp phải các di chứng về tinh thần, vận động và sự phát triển sau này. Cùng theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây để có thể nhận biết trẻ sơ sinh non tháng và có thêm kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

3. Nên làm gì khi thấy dấu hiệu sinh non tuần 28?

Những ca sinh cực non 28 tuần tuổi thường được tiếp nhận và xử lý bởi một nhóm các chuyên gia sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản, bác sĩ chuyên khoa nhi và các chuyên gia về lĩnh vực Nhi khoa. Thai phụ có dấu hiệu sinh non tuần 28 cần được chuyển đến một bệnh viện có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đặc biệt dành cho em bé sinh cực non.

Nếu thời gian cho phép, nên chuyển thai phụ đến bệnh viện trước khi chuyển dạ. Phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc chuyên biệt cho trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là các trẻ sinh cực non. NICU cũng là nơi để theo dõi phụ nữ mang thai có nguy cơ cao xảy ra vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thai kỳ.

4. Nên làm gì nếu em bé được dự kiến sẽ sinh cực non?

Thai phụ sẽ cùng với nhóm chuyên gia và bác sĩ lập ra một kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi. Điều này đòi hỏi phải cân nhắc giữa rủi ro xảy ra và lợi ích thu được đối với từng lựa chọn điều trị. Quyết định và mong muốn của thai phụ đối với em bé cũng rất quan trọng trong việc lập kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất.

Điều quan trọng là kế hoạch chăm sóc này có thể phải linh hoạt thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Chẳng hạn như, kế hoạch chăm sóc thai nhi thường sẽ được điều chỉnh sau khi em bé chào đời, vì khi đó bác sĩ đã có nhiều thông tin hơn về tình trạng của bé. Đáp ứng điều trị của bé cũng là yếu tố cần được cân nhắc trong quá trình chăm sóc thai phụ.

5. Hỗ trợ hồi sức cho em bé sinh cực non

Các bé sinh cực non sẽ không thể sống sót nếu không được hồi sức. Thông thường, quá trình hồi sức nghĩa là giúp em bé hô hấp bằng cách chèn một ống thở. Nhiều khả năng bác sĩ phải thực hiện kích tim bé. Ngay cả với sự nỗ lực hồi sức tối ưu, một số bé sinh non 28 tuần tuổi vẫn không có khả năng sống. Mặt khác, các bé sống được thường sẽ mắc khuyết tật trầm trọng. Em bé sinh trước 23 tuần thai thường không thể sống sót, ngay cả khi được hồi sức tích cực.

Trong một số trường hợp, nhóm bác sĩ cùng với gia đình thai phụ phải thống nhất lựa chọn một biện pháp khác thích hợp hơn. Trong những tình huống như thế, quá trình chăm sóc y tế cho bé sẽ tập trung vào việc giữ ấm, giúp bé thoải mái và hạn chế bị đau.


Em bé sinh cực non vẫn có thể phát triển tốt khi được chăm sóc y tế tích cực
Em bé sinh cực non vẫn có thể phát triển tốt khi được chăm sóc y tế tích cực

6. Những loại thuốc giúp tăng tỷ lệ sống sót cho em bé sinh cực non

Nếu đã có hoặc đang lên kế hoạch hồi sức cho em bé sinh non 28 tuần tuổi, bác sĩ có thể cung cấp một số loại thuốc cho bà bầu có thể cải thiện cơ hội sống sót của em bé và giảm nguy cơ khuyết tật. Những loại thuốc này bao gồm:

  1. Corticosteroid: Hỗ trợ sự phát triển của phổi và các cơ quan khác trong cơ thể trẻ sinh non.
  2. Magiê sulfate: Để giảm nguy cơ bại não.
  3. Thuốc hạ sốt: Giúp kéo dài thời gian mang thai ra vài giờ hoặc vài ngày để dành thời gian cho hai loại thuốc đầu tiên phát huy tác dụng.
  4. Kháng sinh: Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra nhiễm trùng.

Việc sử dụng các loại thuốc này cần được cân nhắc dựa trên từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, corticosteroid không được khuyến cáo sử dụng cho thai phụ có thời gian dự kiến sinh rơi vào tuần 22 của thai kỳ hoặc sớm hơn, vì lúc đó loại thuốc này sẽ không phát huy tác dụng. Vào tuần thứ 23 của thai kỳ, corticosteroid có thể được xem xét sử dụng, song vẫn không thể chắc chắn mang lại hiệu quả.

7. Nguy cơ sinh mổ nếu em bé sinh cực non

Đối với các ca sinh cực non, khả năng phải sinh mổ là không cần thiết. Tuy nhiên, một số bé có thể không ở vào một vị trí thích hợp trong tử cung để sinh thường an toàn. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc sinh mổ. Sinh mổ hiếm khi được khuyến nghị trước tuần thứ 23 - 24 của thai kỳ vì điều này thường không mang lại hiệu quả.

8. Sự ảnh hưởng của sinh cực non đến sức khỏe thai phụ

Quyết định sinh mổ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng trong các lần mang thai tiếp theo. Kéo dài thời gian mang thai có thể làm trầm trọng hơn một số biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như tiền sản giật, hoặc khiến cho thai phụ bị nhiễm trùng. Những hậu quả khác đối với sức khỏe của thai phụ cũng cần được xem xét trước khi ra các quyết định quan trọng đối với thai phụ và thai nhi.

Trong mọi trường hợp, đội ngũ bác sĩ và chuyên gia sẽ ở bên sản phụ để đưa ra hướng dẫn y tế phù hợp nhất. Mong muốn, sở thích, quyết định của chính thai phụ và người thân gia đình cũng là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc trong quá trình ra quyết định. Bởi vì văn hóa, giá trị và niềm tin tôn giáo trong cuộc sống của sản phụ là điều rất quan trọng cần được xem xét trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Ngoài ra, bệnh viện có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và các chương trình khác để hỗ trợ cho phụ nữ mang thai sinh cực non.


Thai phụ có dấu hiệu sinh non tuần 28 cần được theo dõi kỹ trước khi ra quyết định phù hợp nhất
Thai phụ có dấu hiệu sinh non tuần 28 cần được theo dõi kỹ trước khi ra quyết định phù hợp nhất

9. Sẽ thế nào nếu thai phụ quyết định từ chối hỗ trợ hồi sức cho bé?

Đối với các bé sinh cực non, hỗ trợ hồi sức được xem là yếu tố sống còn giúp tăng khả năng sống. Tuy nhiên, người mẹ có thể từ chối thực hiện điều đó. Trong những trường hợp như vậy, các biện pháp hỗ trợ cho bé sẽ tập trung vào việc giúp bé giữ ấm và cảm thấy thoải mái hơn.

Thai phụ hoàn toàn có thể dành nhiều thời gian hơn bên con. Nếu muốn, các y tá sẽ giúp mẹ lưu giữ lại kỷ niệm, chẳng hạn như chụp hình lại hoặc in lấy dấu chân. Bên cạnh đó, đội ngũ chăm sóc sức khỏe cũng sẽ đảm bảo thai phụ được nhận mọi sự giúp đỡ cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe