Những điều cần biết về đau đầu vận mạch

Tâm lý căng thẳng do áp lực công việc, học tập hay sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, thay đổi thời tiết khí hậu cũng là những nguyên nhân dẫn tới chứng đau đầu, co thắt mạch máu ở thái dương ngày một gia tăng ở mọi lứa tuổi và thường dễ tái phát.

1. Đau đầu co thắt mạch máu ở thái dương

1.1 Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch là chứng đau đầu do sự co thắt của các mạch máu vùng đầu, trong sọ não và thái dương. Thường gặp nhất là co thắt động mạch ở thái dương. Tình trạng co thắt của động mạch sẽ làm cho một số vùng của não và các cơ ở vùng đầu cổ bị thiếu máu tạm thời và gây ra phản ứng đau khi trong điều kiện thiếu máu và thiếu oxy nuôi dưỡng. Đặc biệt là những bệnh nhân hay bị căng thẳng, tình trạng lo lắng kéo dài dẫn tới trầm cảm và stress.

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đau đầu vận mạch thường do các yếu tố ví dụ như áp lực công việc học tập, tâm lý bất ổn, điều kiện sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn, thời tiết khí hậu thay đổi. Đau đầu vận mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

1.3 Biểu hiện của đau đầu vận mạch

Bệnh đau đầu vận mạch thường có biểu hiện đau đầu kèm theo với nó là nhức mắt cùng bên bị tổn thương. Có thể đau một bên thái dương hoặc hai bên thái dương. Biểu hiện chủ yếu là những cơn đau đầu dữ dội, đau giật theo nhịp đập của mạch kéo dài vùng thái dương và vùng trước trán, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn có thể gây nôn,... Khi vận động đi lại, đau đầu sẽ tăng lên.

Ngoài ra, đau đầu vận mạch còn khiến cho cơ thể thiếu máu lên não và thường có biểu hiện như hoa mặt chóng mặt dẫn tới mệt mỏi. Người mắc bệnh đau đầu vận mạch nhạy cảm với ánh sáng, nhạy cảm với tiếng ồn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn.

Bệnh đau đầu vận mạch thường khó điều trị dứt khoát và hay tái phát. Khi bị đau đầu vận mạch có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc giãn mạch để làm giảm cơn đau thắt. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu không điều trị kịp thời bệnh đau đầu vận mạch thì bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng và tình trạng thiếu máu lên não kéo dài, não thiếu oxy có thể gây ra tai biến mạch máu não thậm chí có thể dẫn tới liệt nửa người hoặc liệt các chi.

1.4 Đau đầu vận mạch dễ tái phát

Đau đầu vận mạch dễ tái phát vì do những yếu tố nguy cơ thường là những thói quen sinh hoạt không tốt, và do yếu tố môi trường thường gặp ví dụ như:

  • Thần kinh bị căng thẳng, stress, căng thẳng trong công việc và cuộc sống mất ngủ.


Thần kinh bị căng thẳng, stress, căng thẳng trong công việc và cuộc sống mất ngủ
Thần kinh bị căng thẳng, stress, căng thẳng trong công việc và cuộc sống mất ngủ

  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, đến chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ trong máu bị thay đổi.
  • Thời tiết thay đổi.
  • Môi trường sống nhiều tiếng ồn, có ánh sáng chói, khói thuốc lá, một số mùi hương nồng nặc như nước hoa đậm đặc.
  • Người bệnh đã từng bị chấn thương đầu.
  • Sự thay đổi hoocmon nữ: Một số phụ nữ thường có cơn đau đầu ngay trước hoặc trong thời gian có chu kỳ kinh. Một số thuốc tránh thai có thể làm tăng hoặc giảm tần suất cơn đau.
  • Sử dụng một số thức ăn ví dụ như socola, phomai, các loại thức ăn đóng đồ hộp, một số chất phụ gia như monosodium glutamate có trong nhiều loại thực phẩm có thể gây đau đầu.
  • Sử dụng đồ uống có cồn hay đồ uống chứa nhiều cafein ví dụ như rượu vang, cafe,...
  • Đau đầu vận mạch thường xảy ra khi thể trạng của bạn không khỏe, thời tiết thay đổi hoặc có thể do áp suất không khí thay đổi đột ngột.
  • Một số người có thể có cơn đau đầu khi thay đổi nhịp sinh học như ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ, hoặc khi vận động thể lực quá mạnh, tập thể dục quá sức.

Với các đặc điểm và triệu chứng lâm sàng của bệnh đau đầu vận mạch dễ chẩn đoán nhưng hay bị nhầm lẫn với bệnh đau đầu do căng thẳng, hoặc rối loạn tiền đình,... Vì vậy, việc điều trị sẽ kém hiệu quả, bệnh dễ tái phát và gây nặng hơn, khó điều trị.

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Phòng ngừa

Khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh đau đầu vận mạch gây co thắt mạch máu thái dương, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị phù hợp. Các thuốc điều trị bao gồm thuốc cắt cơn đau và thuốc dự phòng tái phát.

  • Điều trị giảm đau đầu bằng các loại thuốc giảm đau ví dụ như paracetamol, thuốc kháng viêm giảm đau không steroid ( NSAIDs ), thuốc nhóm triptan... Tuy nhiên không được tự ý dùng các loại thuốc này nếu không có chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc thậm chí có thể dẫn tới suy gan, suy thận do các tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhiều rau xanh, các loại vi chất như kẽm, sắt, magie, vitamin K, B6 ....
  • Không nên ăn các đồ ăn hay đồ uống có chất kích thích, và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá và tuyệt đối không được hút thuốc lá.

Các biện pháp dự phòng để hạn chế tần suất tái phát bệnh đau đầu vận mạch:

  • Những người bị đau đầu vận mạch nên có chế độ sinh hoạt và làm việc trong môi trường thoải mái về tâm lý, tránh lo âu, buồn phiền và hạn chế kích thích gây căng thẳng về thần kinh.
  • Trong công việc, giảm cường độ làm việc, hạn chế làm những công việc bắt buộc phải suy nghĩ hay động não quá mức, những việc có ảnh hưởng đến hệ thần kinh nói chung và hai bên thần kinh thái dương nói riêng, tránh lao động quá sức về thể lực, tránh tập thể dục quá sức.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống, sống lành mạnh bằng cách tập thể dục đều đặn hàng ngày ví dụ như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh ...

Tập thể dục đều đặn hàng
Tập thể dục đều đặn hàng

  • Tập thể dục cùng với đó là áp dụng vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ điều trị đau đầu vận mạch.
  • Tránh một số loại thức ăn có chứa chất tyramine có ở trong trứng, sữa ...hay bia rượu, vì những thức ăn này gây ra giải phóng serotonin, dẫn đến những cơn đau đầu.
  • Đối với phụ nữ, cần phòng tránh bệnh đau đầu vận mạch trong giai đoạn có thay đổi về nội tiết như thời kỳ đầu của tuổi dậy thì, trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Những người bị đau đầu vận mạch nên đi khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/ lần để được bác sĩ thăm khám tìm nguyên nhân, và được tư vấn điều trị phù hợp, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do đau đầu vận mạch gây nên.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, chuyên khoa nội thần kinh thuộc khối y học lâm sàng, giữ chức năng chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương bao gồm: Hộp sọ, não bộ, mạch máu não, màng não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).

Cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu cả nước, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giàu kinh nghiệm nhiều năm và trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất tiên tiến.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe