Những điều cần biết về Bari Sulfate

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Bari sulfat là một muối kim loại không hòa tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ, rất ít tan trong acid và hydroxyd kiềm. Bari sulfat thường được dùng dưới dạng hỗn dịch uống hoặc thụt hậu môn, hoặc dưới dạng bột nhão uống để làm chất cản quang trong xét nghiệm X- quang đường tiêu hóa.

1. Dạng bào chế - Biệt dược

  • Hỗn dịch uống : Bari susp gói 2 75g, Bari HD gói 275g, bariHadopha gói 110g.
  • Nhóm thuốc- tác dụng: Thuốc cản quang.

2. Dược lý và cơ chế tác dụng

Bari sulfat là một muối kim loại không hòa tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ, rất ít tan trong acid và hydroxyd kiềm. Bari sulfat thường được dùng dưới dạng hỗn dịch uống hoặc thụt hậu môn, hoặc dưới dạng bột nhão uống để làm chất cản quang trong xét nghiệm X- quang đường tiêu hóa. Bari là một kim loại có khối lượng nguyên tử 137, có tính chất hấp thu mạnh tia X. Hỗn dịch hoặc bột nhão Bari sulfat tùy theo đường uống hay đường trực tràng để bao phủ lên ống tiêu hóa làm rõ tổn thương trên phim X-quang, dùng trong kỹ thuật tương phản kép hoặc chụp cắt lớp vi tính.

Vì Bari sulfat không hòa tan trong nước nên không có độc tính nặng như ion bari. Tử vong xảy ra khi dùng nhầm Bari sulfat là một chất hòa tan trong nước..

Do tính chất không hòa tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ nên Bari sulfat không hấp thu qua đường tiêu hóa.

Chỉ định: Chụp X quang đường tiêu hóa.

Chống chỉ định: tắc nghẽn hoặc thủng đường tiêu hóa.


Hình ảnh Bari Sulfate trên thị trường
Hình ảnh Bari Sulfate trên thị trường

3. Tác dụng không mong muốn

  • Nghiêm trọng: Ít gặp phản ứng phản vệ.
  • Thường gặp: Táo bón (Có thể ngăn ngừa táo bón bằng cách dùng thuốc nhuận tràng nhẹ sau khi kiểm tra Xquang), tiêu chảy, chuột rút, viêm ruột thừa, thủng ruột, viêm trực tràng, EGC bất thường, viêm phổi, u hạt, khó thở nặng, thiếu oxy (khi hít phải thuốc); thuốc thấm vào tĩnh mạch sau khi thụt, gây thuyên tắc phổi vì bari, bệnh bụi phổi vì phơi nhiễm.

4. Thời kỳ mang thai

Có thể dùng. Nói chung nên tránh các loại thăm dò bằng chụp X- quang ở người mang thai.

5. Thời kỳ cho con bú

Chưa có tài liệu nghiên cứu cho thấy tai biến khi dùng bari sulfat cho người cho con bú. Nói chung cần thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.

6. Liều lượng và cách dùng

Phụ thuộc và vị trí và loại thăm khám. Liều tham khảo:

  • Chụp dạ dày, tá tràng: khuấy 1 gói với 200ml nước ấm, uống trước khi chụp.
  • Chụp đại tràng: khuấy 2-3 gói với 0,5-1 lít nước ấm bơm vào hậu môn.
  • Chụp thực quản: Chụp ở dạng đặc hơn.

Kết quả chụp X-quang đại tràng có sử dụng bari sulfat
Kết quả chụp X-quang đại tràng có sử dụng bari sulfat

7. Bảo quản

  • Bảo quản ở nhiệt độ 20-350 C, tránh ẩm. Không được để ở nhiệt độ làm đóng băng (Chế phẩm hỗn dịch, nhũ dịch).
  • Để xa tầm tay trẻ em.

8. Quá liều và xử trí

Khi chỉ định nhầm hoặc do quá trình chụp gây thủng, sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn (do vi khuẩn trong ống tiêu hóa), làm nghẽn mạch (trong trường hợp xuất huyết).

Cần phải mổ cấp cứu, làm sạch tại chỗ càng sớm càng tốt.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe