Những điều cần biết khi yêu một người trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo WHO, ước tính có khoảng 350 triệu người trên thế giới mắc bệnh trầm cảm. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, kể cả những người thân trong gia đình, bạn bè hoặc chính người yêu của bạn. Hãy trang bị cho mình những kiến thức khi yêu một người trầm cảm để tình yêu được lâu bền hơn.

Có rất nhiều điều cần lưu ý khi tiếp xúc và chăm sóc người bị bệnh trầm cảm, đặc biệt là khi yêu một người trầm cảm vì những hành động, cảm xúc, suy nghĩ khi yêu có thể tác động rất lớn tới tâm lý của họ.

1. Người trầm cảm có tính cách rất mạnh mẽ

Nhà triết gia và tâm thần học Neel Burton đã giải thích rằng trầm cảm có thể là đại diện cho công cuộc tìm kiếm ý nghĩa và giá trị cuộc đời. Có thể ví người mắc bệnh trầm cảm như là người đang làm việc để tạo ra ý nghĩa cuộc sống, đang cố gắng và sửa chữa, cải thiện nhiều điều để đạt được nhiều giá trị hơn. Ngoài ra, trầm cảm cũng là cách để chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Phải có một tinh thần mạnh mẽ mới dám thừa nhận bệnh trầm cảm. Đó cũng là động lực thúc đẩy con người tìm ra nhiều điều trong cuộc sống. Có thể nói, bệnh trầm cảm có thể dẫn con người ta vào chốn rừng sâu của tâm hồn, tìm ra những điều tốt đẹp đang được giấu kín.

2. Người trầm cảm dễ cảm kích khi bất ngờ được hỏi thăm

Một trong những biểu hiện thường thấy ở người mắc bệnh trầm cảm là muốn được ở một mình. Tuy nhiên một lời thăm hỏi, động viên chính là một liều thuốc tinh thần vô cùng hiệu quả, giúp ích cho người bệnh.

Sự cô đơn, thiếu tình cảm gia đình, thiếu các mối quan hệ giao tiếp xã hội là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm. Vì thế những người mắc bệnh trầm cảm muốn được quan tâm, ở bên, chăm sóc nhiều hơn. Tuy tỏ ra muốn ở một mình nhưng họ lại không muốn bị bỏ rơi.

Nếu bạn đang yêu người trầm cảm thì không nên xa lánh mà cần sát lại bên họ hơn, thể hình tình cảm, sự quan tâm của bản thân với họ. Tình cảm gia đình, bạn bè, đặc biệt là tình yêu chính là liều thuốc tự nhiên vô cùng hữu hiệu cho người bệnh trầm cảm.


Sự cô đơn, thiếu tình cảm gia đình, thiếu các mối quan hệ giao tiếp xã hội là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm
Sự cô đơn, thiếu tình cảm gia đình, thiếu các mối quan hệ giao tiếp xã hội là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

3. Người trầm cảm không muốn làm gánh nặng cho ai

Người bị bệnh trầm cảm có thể nhận thức rõ được cảm xúc, cách đối xử của những người xung quanh đối với họ. Họ thường tự muốn cô lập bản thân mình vì không muốn phụ thuộc hay trở thành gánh nặng cho ai, họ muốn kiểm soát được bản thân để không ảnh hưởng đến người khác. Tuy nhiên, suy nghĩ này cũng chính là một trong những tác động khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Nếu chẳng may người bệnh có những hành động hay lời nói làm tổn thương hoặc xúc phạm bạn thì cần nhớ rằng đó là do tác động của bệnh trầm cảm gây ra chứ không phải bản chất con người họ. Bạn nên nói với người mình yêu rằng bạn hoàn toàn chấp nhận họ và tình trạng bệnh của họ và nói với họ những ưu điểm, những điều làm bạn yêu quý họ.

4. Người trầm cảm không “thương tật” hay “khiếm khuyết”

Dù nguyên nhân gây bệnh là gì đi chăng nữa thì người bị bệnh trầm cảm không phải là người “thương tật” hay “khiếm khuyết” như suy nghĩ của nhiều người hiện nay. Phẩm chất và tính cách của họ không liên quan gì đến việc mắc bệnh. Nếu bạn yêu một người trầm cảm thì nên yêu quý, thể hiện sự trân trọng, coi họ là người bình thường.

5. Người trầm cảm là những triết gia

Người mắc bệnh trầm cảm thường có nhiều suy nghĩ, có nhiều quan niệm về cuộc sống, hạnh phúc và những điều ý nghĩa. Thế giới quan của người trầm cảm rộng mở và bao quát hơn rất nhiều so với người bình thường. Họ là những người thông minh, sáng tạo, ham học hỏi.

6. Người trầm cảm luôn nỗ lực chống lại căn bệnh này

Người bị bệnh trầm cảm cần được người thân, bạn bè ở bên cạnh, động viên và hỗ trợ, giúp họ cảm nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm, chăm sóc. Sự hiện diện của bạn bên cạnh họ chính là nguồn động viên vô cùng to lớn giúp họ vượt qua căn bệnh này.

7. Người trầm cảm muốn có cơ hội được vui cười

Tiếng cười, sự thư thái rất có lợi cho người bị trầm cảm. Hãy giúp họ cảm thấy thoải mái, mang đến nhiều niềm vui và tiếng cười trong cuộc sống.

8. Người trầm cảm nhạy cảm với cảm xúc và hành động của người khác

Người mắc trầm cảm rất để ý và quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh đối với họ. Họ quan sát cách bạn nhìn nhận và đối xử với họ. Hãy tôn trọng và ý tứ với người bị bệnh trầm cảm, xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp dựa trên giao tiếp lành mạnh và những ranh giới nhất định.


Người mắc trầm cảm rất để ý và quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh đối với họ
Người mắc trầm cảm rất để ý và quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh đối với họ

9. Người trầm cảm cần được đối xử tôn trọng

Rất nhiều người bị bệnh trầm cảm phải chịu sự phân biệt đối xử. Việc tôn trọng người bệnh sẽ giúp tình trạng của họ được cải thiện hơn. Nhìn nhận họ theo đúng giá trị con người thực chứ không phải khi họ bị bệnh. Đừng để những hành động bộc phát khi bị bệnh của họ làm bạn đánh giá sai về con người họ, quên đi tính cách, phẩm chất thật sự trước đây.

10. Người trầm cảm cần được đối xử công bằng

Hãy coi người bị bệnh trầm cảm là một người bình thường. Bạn có thể tiếp tục làm công việc của mình mà không cần quá thận trọng đối với họ.

11. Người trầm cảm có tài năng và cũng có thú vui

Bất cứ ai cũng có những tài năng và thú vui nhất định, kể cả người mắc bệnh trầm cảm. Thậm chí họ có thể giỏi hơn rất nhiều người bình thường. Hãy giúp họ tìm kiếm khả năng, sở trường của mình và một vài hoạt động yêu thích để có thể xóa dần những biểu hiện tiêu cực của bệnh.

12. Người trầm cảm hoàn toàn có khả năng cho và nhận yêu thương

Nếu bạn đang yêu người mắc bệnh trầm cảm thì hãy yêu thương họ hết lòng, hãy đối xử với họ như cách bạn muốn họ đối xử với mình. Xen lẫn trong những khoảng thời gian có các triệu chứng của bệnh, họ vẫn có những suy nghĩ, tình cảm, niềm vui và tiếng cười.

13. Người trầm cảm say mê tìm hiểu cách cuộc sống vận hành

Người bị bệnh trầm cảm có rất nhiều thắc mắc, họ thường đặt ra các câu hỏi, phân tích sâu sắc mọi thứ. Họ là những người ham học hỏi, là những tài năng bị ẩn giấu.

14. Người trầm cảm không có ý định đầu hàng bệnh

Bệnh trầm cảm có thể điều trị được. Người biết chấp nhận bản thân đang mắc bệnh sẽ có khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn người đang che giấu bệnh, không nhìn thẳng vào sự thật.

15. Người trầm cảm có thể buồn không vì lý do nào

Trầm cảm khiến người bệnh rối loạn cảm xúc, tâm trạng thay đổi nhanh chóng, họ có thể buồn không vì lý do gì cả. Vì thế nên ở bên họ càng nhiều càng tốt, giúp họ cảm thấy được quan tâm, hạnh phúc và vui vẻ. Có thể chỉ ngồi cạnh, cùng đọc sách, cùng xem một bộ phim hoặc cùng họ đi dạo...


Người trầm cảm có thể buồn không vì lý do nào
Người trầm cảm có thể buồn không vì lý do nào

16. Người trầm cảm có thể không có nhiều năng lượng như mong muốn

Người bị bệnh trầm cảm luôn ủ rũ, mệt mỏi, thiếu sức sống, họ không có sức lực, hứng thú để làm bất cứ điều gì. Để hỗ trợ quá trình điều trị người bệnh cần tập thể dục, nâng cao sức khỏe. Hãy cùng người yêu bạn đi bộ, chạy nhẹ nhàng hay vui chơi thể thao, vừa là cách thư giãn, vừa nâng cao cơ hội chiến thắng bệnh trầm cảm, lấy lại tinh thần cho người bệnh.

17. Người trầm cảm rất dễ nổi cáu

Người bị trầm cảm rất dễ nổi cáu, có những hành động, lời nói làm tổn thương bạn. Bạn không nên để tâm những điều này, hãy nhẹ nhàng nói cho họ biết bạn đang cảm thấy như thế nào mà mong muốn gì ở họ. Nếu họ vẫn tiếp tục cáu gắt và không muốn lắng nghe thì hãy yên lặng, đợi khi cảm xúc hạ dần rồi thử nói chuyện lại một lần nữa. Hãy để họ cảm nhận tình rằng bạn yêu họ nhưng bạn cũng yêu chính bản thân mình và cần được họ trân trọng.

18. Người trầm cảm không muốn nghe “nên hay không nên” làm gì

Người bị bệnh trầm cảm không muốn bị người khác khuyên bảo, dạy họ phải làm gì. Điều đó đôi khi khiến họ trở nên cáu kỉnh, có những biểu hiện khó chịu. Họ sẽ cảm thấy bạn đang ra vẻ và không tôn trọng họ, bạn đang khinh thường họ không tự ý thức được việc gì. Thay vì vậy, hãy nói chuyện với họ bằng những câu hỏi mở có ý nghĩa dẫn dắt, đưa ra nhiều lựa chọn để họ tự suy nghĩ, xem xét .


Người trầm cảm không muốn nghe “nên hay không nên” làm gì
Người trầm cảm không muốn nghe “nên hay không nên” làm gì

19. Người trầm cảm cần sự hỗ trợ động viên từ gia đình, người yêu

Gia đình và người yêu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị chứng trầm cảm. Hãy ở bên họ, thể hiện sự quan tâm, yêu thương và giúp đỡ họ trong cuộc sống bằng những hành động nhỏ nhặt như:

  • Dành cho họ những lời khen chân thành
  • Chú ý những điểm mạnh, ưu điểm và mặt tích cực của họ
  • Tìm kiếm thú vui cho họ
  • Cùng họ tham gia các hoạt động xã hội, các sự kiện
  • Chú ý trong giao tiếp hàng ngày để không gây ức chế cho họ
  • Tôn trọng cảm xúc của người bệnh

20. Người trầm cảm cần khuyến khích nhiều hơn là chỉ trích, răn đe

Bất cứ ai cũng muốn được khuyến khích hơn là răn đe, người mắc bệnh trầm cảm cũng vậy. Lòng tự trọng của người bị trầm cảm sẽ tăng cao mỗi khi được khuyến khích, ủng hộ, giúp họ có năng lượng tốt và sinh hoạt, làm việc tốt hơn.

Những lưu ý trên là để trang bị kiến thức cho bạn trong trường hợp khi bạn yêu một người trầm cảm. Ngoài nắm rõ những lưu ý này, hãy thể hiện sự đồng hành, quan tâm đến người yêu trong quá trình chống lại căn bệnh trầm cảm bằng cách đưa họ đi khám tâm lý tại các bệnh viện uy tín trong lĩnh vực này để được điều trị hiệu quả nhất, giúp cuộc sống tình yêu của hai bạn thêm trọn vẹn.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe