Những điều bạn cần biết sau khi được chẩn đoán viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng (UC) là một tình trạng bệnh mãn tính gây viêm và tổn thương tại niêm mạc ruột già (còn gọi là ruột kết) và trực tràng. Căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ tiêu chảy, táo bón đến đau bụng co thắt. Sau đây là những thông tin hữu ích mà người bệnh cần biết nếu được chẩn đoán mắc viêm loét đại tràng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Trưởng Đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. 

1. Bệnh viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Viêm loét đại tràng là một bệnh lý gây ra tình trạng viêm mãn tính tại ruột già, hay còn gọi là ruột kết. Các triệu chứng của bệnh thường phát triển theo thời gian và dần trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc trong cùng của ruột già và trực tràng bị viêm. Viêm loét có thể ảnh hưởng đến chỉ một phần nhỏ của đại tràng hoặc lan rộng ra nhiều khu vực lớn hơn.

Các triệu chứng cụ thể mà người bệnh gặp phải phụ thuộc vào vị trí ruột già đang bị ảnh hưởng. 

Tùy vào phần ruột bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau.
Tùy vào phần ruột bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau.

2. Triệu chứng viêm loét đại tràng

Dưới đây là một số mô tả về các dạng viêm loét đại tràng và triệu chứng điển hình của chúng, theo tổ chức Crohn’s & Colitis Foundation của Mỹ:  

2.1 Viêm loét hậu môn

Viêm loét hậu môn là tình trạng viêm nằm ở một khu vực nhỏ của đại tràng, gần với trực tràng nhất. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau và chảy máu ở trực tràng.

2.2 Proctosigmoiditis – Viêm đại tràng sigma

Tình trạng viêm liên quan đến trực tràng và đại tràng sigma, phần dưới của đại tràng, thường gặp các triệu chứng phổ biến như sau:

  • Tiêu chảy ra máu.
  • Cơn co thắt bụng.
  • Cảm giác mót rặn hoặc không thể đi tiêu dù đang có nhu cầu.

2.3 Viêm đại tràng bên trái

Tình trạng viêm ảnh hưởng đến phần trên bên trái của bụng, bao gồm đại tràng sigma và trực tràng, có các triệu chứng thường gặp như sau:

2.4 Viêm toàn bộ đại tràng

Viêm toàn bộ đại tràng là tình trạng viêm lan rộng ra ngoài đại tràng trái và có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Các triệu chứng viêm loét đại tràng phổ biến bao gồm:

  • Tiêu chảy kèm theo máu.
  • Chuột rút bụng.
  • Cảm giác mệt mỏi.
  • Giảm cân đáng kể.

2.5 Viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính là một dạng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Tiêu chảy ra máu liên tục.
  • Sốt cao.
  • Mất nước nghiêm trọng.

Bệnh nhân cần được đưa vào bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

3. Điều trị  

Mục tiêu điều trị viêm loét đại tràng là giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát. Nhiều người đã thuyên giảm nhờ vào sự kết hợp các liệu pháp điều trị.

Thuốc kê đơn là phương pháp điều trị chính và thường là bước đầu tiên mà bác sĩ sẽ cân nhắc. Mỗi loại thuốc có những lợi ích cụ thể và các tác dụng phụ tiềm ẩn, trong đó một số tác dụng phụ có thể rất nghiêm trọng.

Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị xâm lấn hơn, bao gồm cả phẫu thuật.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp có thể khác nhau giữa từng cá nhân, do đó, việc trao đổi kỹ càng với bác sĩ là rất quan trọng để xác định được phương pháp tốt nhất cho tình trạng cụ thể của người bệnh. 

Thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng đã bị viêm.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng đã bị viêm.

4. Phương pháp điều trị lối sống có được áp dụng không?

Thay đổi trong lối sống cũng là phần quan trọng trong điều trị viêm loét đại tràng. Các phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các liệu pháp y học cổ truyền. Để biết liệu các biện pháp điều chỉnh lối sống nào có thể hữu ích cho người bệnh.  

Các phương pháp điều trị bằng lối sống cho viêm loét đại tràng có thể bao gồm:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ.
  • Bổ sung men vi sinh.  
  • Duy trì một chế độ ăn uống linh hoạt để giảm thiểu tình trạng các triệu chứng trở nên nặng thêm.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tránh các chất làm ngọt nhân tạo.
  • Giảm tiêu thụ thực phẩm có thể gây khó tiêu hóa như lúa mì, hành tây, đậu và táo.
  • Hạn chế lactose.
  • Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách thiền, yoga hoặc châm cứu. 
Tập yoga, thiền có thể giúp bạn giảm căng thẳng, hạn chế viêm loét đại tràng.
Tập yoga, thiền có thể giúp bạn giảm căng thẳng, hạn chế viêm loét đại tràng.

5. Viêm loét đại tràng có chữa được không?

Viêm loét đại tràng là một bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có nhiều phương pháp điều trị hiện đại có thể giúp kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng. Các liệu pháp này cũng có thể giúp bệnh nhân quay về trạng thái thuyên giảm, tức là giai đoạn bệnh không xuất hiện những triệu chứng khó chịu. Duy trì điều trị có thể giúp kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.  

Tuy nhiên, khoảng ¼ bệnh nhân có thể cần đến phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột để kiểm soát bệnh tình. Chính vì vậy, khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm là yếu tố quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp nhiều loại gói khám sức khỏe định kỳ phù hợp với từng độ tuổi, giới tính, nhu cầu riêng của khách hàng với chính sách giá ưu đãi, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát trẻ em.
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn.
  • Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt.
  • Gói khám sức khỏe tổng quát VIP.
  • Gói khám sức khỏe Work permit- Cấp giấy phép lao động. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Bài viết tham khảo: mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe