Những biểu hiện bình thường và bất thường sau khi nạo VA

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Nạo VA là can thiệp không mấy phức tạp và an toàn, tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn lo ngại, không yên tâm khi cho con thực hiện phẫu thuật này. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những biểu hiện bình thường và bất thường sau nạo VA ở trẻ, giúp cha mẹ nhận biết tình huống kịp thời và có cách xử trí phù hợp.

1. Nạo VA là gì?

Nạo VA là lấy bỏ hoàn toàn tổ chức VA mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng. Ở trẻ khi bị viêm VA tái diễn nhiều lần nếu không kịp thời loại bỏ tổ chức gây bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nạo VA cho trẻ có đau không là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc, nhưng trên thực tế, phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này. Vì trong khi nạo, trẻ được gây mê hoặc gây tê tại chỗ nên gần như sẽ không có cảm giác đau đớn.

2. Biểu hiện sau khi nạo VA ở trẻ em

2.1 Biểu hiện bình thường

  • Chảy máu: Đây là biến chứng thường gặp nhất sau khi nạo VA ở trẻ em. Nếu cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước và ăn các thực phẩm mềm, nguội và lỏng thì biến chứng này sẽ ít xảy ra hơn đối với trẻ. Tuy nhiên nếu chảy máu nhiều hoặc không tự cầm, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Ngủ ngáy: Một số trẻ có thể xuất hiện ngủ ngáy sau phẫu thuật. Hiện tượng này là do tình trạng phù nề và thường tự mất đi trong vòng tuần đầu.
  • Bị sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc vừa. Nhiệt độ dưới 38,5 độ C thì thường không đáng lo ngại và sẽ tự mất đi. Trẻ bị sốt sau khi nạo VA có thể là do hậu quả của tình trạng thiếu nước nhẹ hay quá trình liền thương ở họng sau nạo VA.


Trẻ có thể hơi choáng váng hoặc buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc gây mê
Trẻ có thể hơi choáng váng hoặc buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc gây mê
  • Choáng váng: Trẻ có thể hơi choáng váng hoặc buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc gây mê, vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước ấm để nhanh chóng giảm tình trạng này.
  • Đau họng, cứng cổ: Trẻ thường sẽ cảm thấy khó chịu, đau ở họng hoặc cứng ở cổ trong vài ngày đầu. Đau nhất vào khoảng ngày thứ 5, sau đó triệu chứng đau sẽ giảm rõ rệt. Cha mẹ hãy chườm ấm, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tập cho trẻ một số bài tập xoay vùng cổ để giúp trẻ cải thiện tình hình.
  • Chảy dãi: Sau nạo VA, trẻ có thể chảy nước dãi, kêu đau ở miệng, thấy đau hay khó chịu ở vùng tai, nhưng những điều này là hoàn toàn bình thường sau phẫu thuật vì đây là sự lan toả của đau từ vùng họng đang liền thương chứ không phải biểu hiện của nhiễm trùng nên cha mẹ có thể yên tâm.
  • Biến đổi giọng nói: Trẻ cũng có thể bị biến giọng tạm thời do kích thước và hình dáng của khoang miệng thay đổi sau phẫu thuật.
  • Hơi thở có mùi: Hơi thở của bé có thể bốc mùi rất khó chịu, điều này vẫn thường gặp sau phẫu thuật và có thể kéo dài tới vài tuần. Đó là kết quả của quá trình liền thương tại vùng phẫu thuật.

2.2 Biểu hiện bất thường

  • Trẻ sốt trên 39 độ C và không đáp ứng khi dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol.
  • Trẻ bị buồn nôn hoặc nôn nặng.
  • Đau lên nhiều và bỏ uống, bỏ ăn hoàn toàn.
  • Chảy máu trầm trọng từ khoang miệng, mũi hoặc nôn ra máu.

Nạo VA ở trẻ em
Nạo VA ở trẻ em

  • Đau họng nặng không đáp ứng với điều trị trong vòng 48 đến 72 giờ.
  • Trẻ bị mất giọng trong suốt 24 giờ.

Khi thấy con có một trong những biểu hiện trên, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn.

Nạo VA ở trẻ em không quá phức tạp và an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi nạo, các bậc phụ huynh nên tìm cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để thực hiện phẫu thuật này.

Để trẻ khỏe mạnh, phục hồi tốt sau nạo VA cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe