Theo nhiều nghiên cứu, 80% đột quỵ não là do nhồi máu não. Nhồi máu não là căn bệnh rất nguy hiểm, sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không kịp điều trị.
1. Nhồi máu não là gì?
Tình trạng thiếu máu lên não, không cung cấp đủ và kéo dài dẫn tới thiếu oxy và glucose sẽ khiến phần não đó bị hoại tử. Phần não bị hoại tử do không đủ cung cấp máu gọi là nhồi máu não.
Nhồi máu não bao gồm các quá trình của bệnh lý khiến giảm lưu lượng tuần hoàn của 1 vùng não do hẹp mạch máu, tắc mạch máu não hoặc hạ huyết áp. Khi xảy ra các triệu chứng trên khiến phần não bị ngừng cung cấp máu, được gọi là thiếu máu não.
2. Nguyên nhân gây ra nhồi máu não
Nhồi máu não có thể do các nguyên nhân dưới đây, với tỷ lệ người bệnh nhồi máu não mắc phải:
- Bị xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn chiếm tới 50%, trong đó các mạch máu lớn phía ngoài sọ chiếm 45%, mạch máu lớn trong sọ chiếm 5%.
- Nguyên nhân từ các bệnh liên quan tới tim gây ra cục huyết khối như bệnh van tim, rung nhĩ,... chiếm khoảng 20%.
- Tắc các mạch máu nhỏ phía trong não chiếm 25%.
- Bệnh nhân bị bệnh động mạch không xơ vữa chiếm < 5%.
- Bệnh liên quan tới máu chiếm <5%.
Nguyên nhân chủ quan khác chủ yếu do thói quen sinh hoạt của người bệnh như:
- Hút thuốc lá, thuốc lào, hít nhiều khói thuốc.
- Ăn nhiều thức ăn chứa Cholesterol, ăn quá mặn, hoặc quá ngọt, ít chất xơ.
- Bị bệnh cao huyết áp.
- Do gen di truyền.
3. Triệu chứng nhồi máu não là gì?
Các triệu chứng của bệnh nhồi máu não “thầm lặng” rất nguy hiểm khiến chính bản thân người bệnh cũng không thể lường trước bởi chúng thường xảy ra đột ngột vào lúc đang ngủ. Vì vậy, người thân cũng không thể kịp “trở tay”.
Triệu chứng khác người bệnh của thể nhận thấy như bị đau đầu, buồn nôn, bị nôn.
Khi thấy người bệnh có các triệu chứng bất thường như trên, cần sơ cứu ngay hoặc ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được khám và bác sĩ can thiệp kịp thời, thời gian tối đa từ 3-6 tiếng từ khi xuất hiện các dấu hiệu, tránh để lâu sẽ để lại những di chứng tổn thương cho bệnh nhân nặng nề, suốt đời.
Người bệnh có thể bị rối loạn ý thức nếu vùng tổn thương nhồi máu não lớn, bị nhồi máu ở thân não hoặc nhồi máu não ở hai bên bán cầu não.
4. Nhồi máu não có nguy hiểm không?
Bệnh nhồi máu não rất nguy hiểm, bởi những di chứng của bệnh để lại nếu như không kịp thời chữa trị.
4.1 Liệt nửa người
Theo thống kê, có tới 92% người khi bị nhồi máu não sẽ bị biến chứng liệt nửa người. Không chỉ bị giảm hoặc mất khả năng vận động, người bệnh còn có nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như bị rối loạn về thị giác, cảm giác, hay nhận thức,...
4.2 Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ cũng là hậu quả do nhồi máu não gây ra. Người bệnh bị mất tiếng, nói ngọng do tổn thương cục bộ ở vùng não.
4.3 Đại, tiểu tiện không tự chủ
Nguyên nhân do rối loạn cơ tròn
5. Bệnh nhồi máu não có chữa trị được không?
Bệnh có thể được điều trị khỏi, tùy vào mức độ nặng, hay nhẹ của bệnh, phát hiện điều trị sớm hay muộn.
Ngoài ra, khi điều trị nhồi máu não, người bệnh có thể kết hợp với các bài thuốc, thức ăn, cũng như các phương pháp tập luyện khác để có thể điều trị giúp người bệnh có thể trở lại với cuộc sống bình thường như trước.
6. Làm thế nào để tránh mắc bệnh nhồi máu não?
Để tránh mắc bệnh nhồi máu, cần chăm sóc bản thân với cách sinh hoạt, ăn uống khoa học, điều độ:
- Đi khám bệnh định kỳ, đặc biệt với những ai đang bị cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh van tim hay bị rối loạn nhịp tim để sớm phát hiện cũng như kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nhồi máu não
- Nếu đã phát hiện mắc bệnh nhồi máu não, người bệnh nên tránh các thực phẩm chua, kiêng các thực phẩm chứa vitamin K.
- Nên ăn các thực phẩm giàu chất oxy hóa như: Các loại thuộc họ nhà đậu như dầu vừng, dầu hướng dương, lạc, giá đỗ, đậu nành, súp lơ trắng, hoa quả như dưa hấu, táo, na,...
- Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều chất xơ như rau củ quả, hạn chế ăn thức ăn nhiều cholesterol, giảm ăn mặn, hạn chế bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích khác
- Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tránh tình trạng căng thẳng, stress.