Nhịp tim lúc thai nhi 17 tuần bao nhiêu là bình thường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Một trong những dấu mốc quan trọng của thai kỳ là tuần thai thứ 17. Đây là khoảng thời gian thai nhi bắt đầu chuyển động, do đó các bà mẹ thường đặc biệt chú ý đến em bé trong bụng. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết nhịp tim lúc thai nhi 17 tuần tuổi bao nhiêu là bình thường.

1. Thai nhi tuần thứ 17 phát triển như thế nào?

Thai nhi 17 tuần tuổi có chiều dài khoảng 13cm và cân nặng khoảng 140g, kích thước tương đương 1 củ hành tây. Da của bé lúc này trong suốt (có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da). Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da bé trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Một điểm đáng lưu ý trong tuần thai thứ 17, não của bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh, hệ thần kinh liên quan tới vị giác đã trưởng thành. Thính giác bắt đầu hoạt động, nghe được những âm thanh bên ngoài bụng mẹ (tiếng nhạc, tiếng ồn...).

Em bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu thai nhi và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Khuôn mặt của thai nhi tuần thứ 17 sẽ tiếp tục phát triển ngày càng hoàn thiện. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về cân nặng thai nhi.


Thai nhi tuần thứ 17 là giai đoạn phát mạnh mẽ nhất về cân nặng
Thai nhi tuần thứ 17 là giai đoạn phát mạnh mẽ nhất về cân nặng

2. Nhịp tim lúc thai nhi 17 tuần tuổi

Nhịp tim thai nhi tuần thứ 17 khoảng 140 - 150 nhịp/phút, gần gấp đôi nhịp tim của mẹ. Ngoài ra, thời gian này cơ quan hô hấp cũng cho phép thai nhi hít vào, thở ra, mặc dù xung quanh toàn nước ối.

Một số mẹ có kết quả siêu âm tim thai tuần 17 thấp hoặc cao hơn 140 – 150 nhịp/phút, mẹ đừng quá lo lắng vì ở tuổi thai này, nhịp tim thai dưới 160 lần vẫn là bình thường. Thai phụ nên chờ đến khoảng 24 – 26 tuần và đề nghị bác sĩ cho siêu âm tim thai (chuyên biệt) để khảo sát thêm.

3. Thai nhi 17 tuần tuổi đã biết cử động chưa?

Vào giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều và tích lũy năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Đồng thời, mẹ cũng sẽ nhận ra những hoạt động của con khi bé chuyển động xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi mẹ đang ngủ. Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai máy khi bước sang tuần thứ 17 của thai kỳ. Bé có thể đùa nghịch, đạp, uốn éo và nấc cụt, mút tay, nháy mắt, và nghịch dây rốn.

Tuy nhiên, có khá nhiều mẹ mang bầu tới tuần thứ 17 vẫn chưa nhận thấy bất kỳ cử động nào của thai nhi. Sở dĩ như vậy là do mỗi thai nhi đều có quá trình phát triển khác nhau,tùy vào độ dầy da bụng của các mẹ nên thời điểm mẹ thai máy cũng khác nhau, nên mẹ đừng quá lo lắng. Chỉ khi sau tháng thứ 5 của thai kỳ, thai phụ vẫn chưa cảm thấy được cử động của thai nhi thì cần phải đi khám.

Trắc nghiệm: Xét nghiệm Triple test là gì? Cần thực hiện khi nào?

Triple test và một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng nhất trong thai kỳ, giúp chẩn đoán nguy cơ dị tật thai nhi, là cơ sở để các bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm sàng lọc xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau. Theo dõi bài viết sau để biết Triple test là gì và nên thực hiện khi nào?

4. Dinh dưỡng cho thai nhi 17 tuần tuổi


Chế độ dinh dưỡng cho thai nhi 17 tuần tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho thai nhi 17 tuần tuổi

Thai nhi 17 tuần tuổi, mẹ cần tiêu thụ thêm 340 calo mỗi ngày, nhiều hơn mức bình thường. Để có đủ lượng calo này, người mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao như:

  • Bổ sung chất đạm (protein) trong thịt nạc, cá, trứng, sữa...
  • Vitamin và khoáng chất: folate, sắt, vitamin A và canxi. Theo nghiên cứu của viện Y học, mẹ bầu cần 600mcg folate, 27mg sắt, 770mcg vitamin A và 1000mg canxi mỗi ngày. Các loại thực phẩm như: rau cải bó xôi, bông cải xanh, nước cam, thịt gia cầm, thịt đỏ, tăng cường ngũ cốc, đậu nành...
  • Bổ sung DHA cần thiết cho sự phát triển thị giác và thần kinh của bé: phụ nữ mang thai ở tuần 17 cần 200 – 300 mg DHA mỗi ngày từ các loại hải sản như: cá hồi, cá ngừ, cá da trơn.

Người mẹ cần loại bỏ những thực phẩm dễ gây ra triệu chứng ợ nóng như: thức ăn cay, các món nướng, chocolate, cà phê, rượu, bia và đồ uống có gas. Thai phụ nên nói không với cá thu, cá kiếm, cá kình... vì nó có hàm lượng thủy ngân cao, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe