Nhiễm HP dạ dày có nguy hiểm không là vấn đề khiến nhiều bệnh nhân lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Đây là một bệnh lý khá phổ biến nhưng nhiều người lại chưa hiểu hết về vi khuẩn này cũng như là mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HP. Điều này dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng do không điều trị kịp thời.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Thực trạng mắc vi khuẩn HP hiện nay
Trước khi tìm hiểu “Nhiễm HP dạ dày có nguy hiểm không?” chúng ta cần hiểu rõ về loại vi khuẩn này. Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn hình xoắn, sinh sống trong lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển bao gồm Việt Nam.
Do người dân chưa được cung cấp đủ thông tin về sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP lên sức khỏe con người, điều này dẫn đến việc nhiều người lo lắng quá mức khi chỉ ở dạng mang trùng không triệu chứng, trong khi một số người có nguy cơ phát triển ung thư lại thờ ơ, không quan tâm.
Các thông tin thường chỉ tập trung vào việc khuẩn HP có thể gây ra ung thư dạ dày. Do đó, khi thực hiện các xét nghiệm ở bệnh viện và nhận được kết quả nhiễm khuẩn HP, nhiều người vô cùng lo lắng và tự hỏi “nhiễm HP dạ dày có nguy hiểm không”.
Nhiễm trùng HP trong dạ dày có thể được xem là một vấn đề bình thường, với hơn một nửa dân số toàn cầu mang vi khuẩn này trong dạ dày. Ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn.
Tại Việt Nam có đến 75% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Mặc dù gần như tất cả các ca nhiễm HP đều bị viêm dạ dày mãn tính theo xét nghiệm mô học, song phần lớn không hề có triệu chứng. Đa phần người lớn bị nhiễm HP đã thời thơ ấu và nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời.
Nhiễm khuẩn HP trong dạ dày là một tình trạng phổ biến toàn cầu. Có hơn 80% người nhiễm HP không xuất hiện triệu chứng hay biến chứng gì. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ trong số những người nhiễm HP sẽ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần phải điều trị và theo dõi kỹ lưỡng.
2. Nhiễm HP dạ dày có nguy hiểm không?
Khi nhiễm HP, người bệnh có thể gặp phải một số bệnh lý sau:
- Viêm dạ dày cấp tính.
- Viêm dạ dày mãn tính.
- Loét dạ dày, tá tràng.
- Lymphoma loại MALT ở dạ dày.
- Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Chứng rối loạn tiêu hóa không loét.
Ngoài ra, vi khuẩn HP là tác nhân chính liên quan đến ung thư dạ dày. Quá trình phát triển ung thư dạ dày từ khi nhiễm vi khuẩn này có thể kéo dài hàng chục năm, với thời gian trung bình là khoảng 30 năm.
3. Triệu chứng nhiễm HP
Người lớn và trẻ em nhiễm HP thường không có bất kỳ triệu chứng nào, kể cả khi vi khuẩn này gây ra viêm dạ dày ở mức độ có thể quan sát được qua nội soi.
Khi HP gây ra triệu chứng, các biểu hiện thường gặp là các dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng. Ở trẻ em, các triệu chứng này thường bao gồm buồn nôn, nôn mửa và đau vùng bụng trên.
Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện do các bệnh lý khác. Đối với trẻ vị thành niên và người lớn, các dấu hiệu của loét dạ dày thường bao gồm cảm giác cồn cào, nóng rát và đau ở vùng bụng trên, giữa bờ sườn và phía trên rốn.
Cơn đau thường tăng lên khi bụng rỗng và giảm đi khi ăn, uống sữa hoặc dùng các thuốc trị dạ dày như Phosphalugel. Ổ loét dạ dày đôi khi cũng không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn nếu không qua nội soi.
Loét dạ dày có thể dẫn đến biến chứng chảy máu, biểu hiện qua việc ói ra máu hoặc đi tiêu phân có màu đen như bã cà phê. Ngoài ra, loét mạn tính kéo dài nhiều năm có thể gây ra sẹo xơ, làm hẹp môn vị.
4. Các phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị nhiễm vi khuẩn HP được lựa chọn dựa trên tình trạng của bệnh nhân, bao gồm:
Điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP: Đối với các trường hợp bị loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, các bệnh lý về đường ruột… Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm tiết acid dịch vị.
Điều trị dự phòng ung thư dạ dày: Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị polyp dạ dày, sử dụng steroid (NSAIDs) dài ngày, người có thành viên trong gia đình bị ung thư dạ dày, những bệnh nhân cần điều trị khi phát hiện có nhiễm HP.
Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả, nhanh chóng hơn, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học. Đồng thời, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ để theo dõi và đánh giá khả năng tái phát.
5. Đối tượng nào cần điều trị tiệt trừ vi trùng HP?
Việc điều trị diệt trừ vi trùng HP đã được khoa học chứng minh mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, một số chỉ định vẫn còn đang gây tranh cãi và chưa có sự thống nhất trong cộng đồng y học hoặc cần thêm bằng chứng về lợi ích của việc điều trị. Khi đã biết rõ về nhiễm HP dạ dày có nguy hiểm không thì các đối tượng sau đây cần nên chú ý điều trị:
- Loét dạ dày, loét tá tràng.
- Tiền sử bị loét dạ dày và tá tràng.
- Lymphoma niêm mạc dạ dày.
- Sau khi cắt ung thư dạ dày sớm.
- Người có quan hệ huyết thống (bậc một) với bệnh nhân ung thư dạ dày.
- Viêm toàn bộ dạ dày hoặc viêm vùng thân vị do vi trùng HP gây ra.
- Rối loạn tiêu hóa không loét.
- Cần sử dụng Aspirin hoặc NSAID trong thời gian dài để điều trị các bệnh về khớp và tim mạch.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản ruột niêm mạc dạ dày.
- Viêm thực quản trào ngược đòi hỏi cần dùng PPI để điều trị lâu dài.
- Thiếu máu, thiếu sắt nhưng không rõ nguyên nhân.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
Sau khi hiểu rõ về vấn đề “HP dạ dày có nguy hiểm không”, những người nhiễm vi trùng HP mà không có chỉ định điều trị cụ thể nên tham gia chương trình sàng lọc ung thư dạ dày khi đến độ tuổi từ 40 đến 50.
Có thể khi tiến hành nội soi để sàng lọc ung thư dạ dày ở độ tuổi 40-50, người bệnh có thể phát hiện ra các tổn thương mới trong dạ dày. Do đó, bác sĩ có thể quyết định tiến hành điều trị tiệt trừ HP, mặc dù trước đó 10-20 năm, điều trị không được khuyến cáo bởi bác sĩ.
Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa (thực quản - dạ dày - đại tràng) của bệnh viện Vinmec kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để đem lại kết quả chính xác nhất có thể. Khi đăng ký gói khám, khách hàng sẽ được hướng dẫn:
- Khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa với bác sĩ chuyên khoa Ung bướu (có hẹn)
- Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng với máy nội soi NBI có gây mê
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)
- Xét nghiệm thời gian prothrombin bằng máy tự động
- Xét nghiệm thời gian thrombin bằng máy tự động
- Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hoá (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time) bằng máy tự động
- Siêu âm ổ bụng tổng quát
Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Central Park ( TP.HCM ) để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0283 6221 166 để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ tại các bệnh viện khác thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc:
- Vinmec Times City: 024 3974 3556458 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng Hà Nội
- Vinmec Hạ Long : 0203 3828 18810A Lê Thánh Tông, Hồng Gai, Hạ Long, Hồng Gai, Hạ Long
- Vinmec Hải Phòng : 0225 730 9888Võ Nguyên Giáp, Q.Lê Chân, TP Hải Phòng, P Vĩnh Niệm, Q Lê Chân, Hải Phòng
- Vinmec Đà Nẵng : 0236 3711 111Đường 30 Tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, phường Hòa Cường Bắc, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Vinmec Nha Trang : 0258 3900 16842A Trần Phú, Vĩnh Nguyên, Nha Trang
- Vinmec Phú Quốc : 0297 398 5588 Bãi Dài, Giành Dấu, Phú Quốc, Gành Dầu, Phú Quốc
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.