Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thu Hà - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Tiểu đường thai kỳ có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh việc điều trị thì việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh có thể kiểm soát tốt được lượng đường huyết. Vậy nguyên tắc dinh dưỡng của bà bầu bị tiểu đường được khuyến cáo như thế nào?
1. Không bỏ bữa sáng
Một bữa sáng sẽ điều chỉnh hiệu quả nồng độ đường trong máu của thai phụ, bữa ăn sáng với thực phẩm có lượng đường thấp. Mẹ bầu có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một loại thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo.
2. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
Những thực phẩm giàu chất xơ có chứa hàm lượng đường thấp. Điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: các loại rau củ, trái cây (nhưng nên hạn chế các loại trái cây quá ngọt, vì có hàm lượng đường cao), bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.
3. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Bạn nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ và ăn kèm những bữa phụ với một lượng vừa đủ mỗi ngày. Một ngày mẹ có thể ăn 5 – 6 bữa ăn chính và 2 – 4 bữa ăn nhẹ, thêm bữa ăn nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định.
4. Đảm bảo ăn năm phần rau củ quả mỗi ngày
Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần rau củ và trái cây mỗi ngày. Nên ăn thêm trái cây và rau củ vào bữa sáng của bạn và đừng quên ăn ít nhất hai loại rau trong bữa ăn chính của mình.
5. Nên ăn đủ bữa và đủ lượng
Nên ăn đủ bữa và đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Không nên bỏ bữa và nên ăn các bữa tại cùng một thời điểm trong ngày, có cùng một lượng thức ăn. Điều này giúp cho lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.
6. Ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa
Tất cả mọi người đều cần chất béo trong chế độ ăn uống, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể không hoàn toàn tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Nên luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào và cắt giảm chất béo từ thịt.
7. Hạn chế ăn thức ăn có đường, ga
Để giữ nồng độ đường trong máu không tăng quá cao bạn cần phải tránh xa các thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như mật ong, đường nâu, siro... và nói không với các loại nước ngọt, nước có ga. Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Các bác sĩ sẽ luôn yêu cầu các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ theo dõi đường huyết và khuyến cáo đạt được mức đường huyết ở mức yêu cầu cũng như giới hạn tốc độ tăng cân, nên các bà bầu cũng nên điều chỉnh lượng thức ăn mỗi bữa cho phù hợp cũng như luyện tập hàng ngày để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Không chỉ là địa chỉ cung cấp kiến thức và thăm khám trước khi có kế hoạch làm mẹ cho chị em phụ nữ, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài việc được thăm khám định kỳ, sản phụ cũng sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện để mẹ có thể tăng cân hợp lý mà thai nhi vẫn hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
Đặc biệt, với quy trình thăm khám và điều trị bệnh tại Vinmec được thực hiện bởi các bác sĩ sản khoa được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước sẽ sớm phát hiện các bệnh lý sản khoa ở người mẹ hoặc những bất thường ở thai nhi để sớm có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.